Thứ tư, 24/04/2024 0243.9448034 - 0243.9448035 VN | EN

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

CỤC PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH VÀ THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

Thứ tư, 24/04/2024 Phát thanh, truyền hình

Thứ bảy, 28/09/2019

Báo chí Việt Nam cần chuyển mình từ “5W” sang “5I”

“Trên chặng đường thực hiện khát vọng về một Việt Nam hùng cường, báo chí cần phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Báo chí thường được định nghĩa bằng "5W": What, When, Where, Who, Why, nhưng sắp tới có lẽ cần thay đổi "5W" thành "5I" (Informed, Intelligent, Interesting, Isightful, Interpretation)”, phát biểu tại Hội nghị giao ban báo chí thường kỳ, nhân kỷ niệm 74 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 tổ chức tại TTXVN sáng 20/8, Bộ trường Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đưa ra một cách nhìn mới mẻ về công việc làm báo.

 Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: “Trên chặng đường thực hiện khát vọng về một Việt Nam hùng cường, Việt Nam xác định sẽ phát triển bằng đổi mới sáng tạo, bằng sức mạnh con người, bằng công nghệ... và để làm được việc này rất cần đến báo chí. Báo chí có vai trò lớn, nắm trong tay sức mạnh để thực hiện khát vọng về một Việt Nam hùng cường. Chặng đường tới, báo chí cần phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Báo chí thường được định nghĩa bằng "5W": What, When, Where, Who, Why (Điều gì đã xảy ra? Xảy ra khi nào? Địa điểm xảy ra? Liên quan đến ai? Vì sao, nguyên nhân?) Nhưng, hiện nay đã xuất hiện "tờ báo" với khoảng 100 triệu cộng tác viên nói tiếng Việt và 7 tỷ cộng tác viên trên khắp thế giới, đó là mạng xã hội.

Báo chí nếu tiếp tục cạnh tranh bằng "5W" thực sự rất khó. Việc này dẫn đến nhiều tờ báo phải chạy theo mạng xã hội, giật tít, câu view... khiến độc giả tiếp nhận rất nhiều thông tin, trong đó có cả tin rác.

Độc giả mong muốn tìm hiểu ý nghĩa, tri thức, nhận thức cho cuộc sống trong hàng triệu thông tin này chứ không chỉ đơn thuần để đọc tin tức. Chính vì vậy, các cơ quan báo chí cần suy nghĩ lại về câu chuyện làm báo hiện nay.

Có một số ý kiến cho rằng cần thay đổi "5W" thành "5I" (Informed, Intelligent, Interesting, Isightful, Interpretation) nghĩa là khi có sự việc phải xem xét từ nhiều phía, thông tin một cách đầy đủ; nhìn nhận vấn đề một cách thông minh, tiếp cận gợi mở hơn; nội dung cuốn hút người đọc hơn; có cái nhìn sâu sắc về ý nghĩa của sự việc sau thông tin; có khả năng diễn giải cho người đọc...”.

Chia sẻ những thuận lợi, khó khăn với các cơ quan báo chí, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, trong quý 4/2019, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội thảo để trao đổi về nghề nghiệp theo xu hướng thế giới, nhằm hỗ trợ báo chí tìm giải pháp phát triển trong thời gian tới.

Tại Hội nghị giao ban báo chí ngày 20/8, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Phuông yêu cầu các cơ quan thông tấn, báo chí trong thời gian tới cần tiếp tục tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị "về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới."

Cụ thể, các cơ quan báo chí truyền thông chủ lực mở các chuyên trang, chuyên mục, bố trí thời gian, thời lượng, chương trình phù hợp, có các bài viết lý luận sắc bén bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

Các cơ quan báo chí ở Trung ương và địa phương cần xây dựng kế hoạch mở chuyên trang, chuyên mục cụ thể về nội dung này.

Hội Nhà báo Việt Nam có trách nhiệm xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng hoạt động của Hội; rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về nghề nghiệp, nghiệp vụ báo chí, đạo đức nhà báo.

Trọng tâm tuyên truyền trong thời gian tới cũng tập trung vào nội dung 50 năm thực hiện Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh và 50 năm ngày mất của Người.

Các cơ quan báo chí mở chuyên trang, chuyên mục và các ấn phẩm truyền thông, nội dung tuyên truyền về giá trị Di chúc, trong đó khẳng định giá trị lịch sử; tri ân công lao và đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam.

Nguồn: ictvietnam.vn

ictvietnam.vn