Thứ năm, 28/03/2024 0243.9448034 - 0243.9448035 VN | EN

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

CỤC PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH VÀ THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

Thứ năm, 28/03/2024 Phát thanh, truyền hình

Thứ tư, 07/10/2020

Xây dựng cơ chế quản lý, giám sát để kịp thời phát hiện nội dung sai phạm của các dịch vụ truyền hình theo yêu cầu trên mạng internet

Phát biểu tại Hội thảo, ông Lưu Đình Phúc, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử đã ghi nhận và đánh giá cao hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp THTT trong năm 2019, thể hiện qua  số liệu về doanh thu, thuê bao, nộp NSNN mà đại diện của Cục báo cáo. Sang đến năm 2020, mặc dù tình hình kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid 19, nhưng 6 tháng đầu năm 2020 các Doanh nghiệp THTT vẫn bảo đảm duy trì tăng trưởng doanh thu (tăng 4,37% so với cùng kỳ năm ngoái); thực hiện nghĩa vụ nộp NSNN (thuế, phí) gần 400 tỷ đồng. Các doanh nghiệp THTT cơ bản tuân thủ quy định pháp luật, cung cấp dịch vụ có chất lượng, nội dung phong phú, đa dạng, phục vụ tốt hơn nhu cầu của thuê bao; không có doanh nghiệp nào bị xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động cung cấp dịch vụ.

Theo ông Lưu Đình Phúc, với mục tiêu đồng hành cùng doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, trong năm 2019 và 9 tháng đầu năm 2020, cơ quan quản lý nhà nước (QLNN) đã nỗ lực rất lớn trong công tác xây dựng chính sách, pháp luật để kịp thời điều chỉnh, bổ sung các quy định quản lý phù hợp với tình hình thực tiễn; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, ngăn chặn những vi phạm, những hoạt động cung cấp dịch vụ trái phép, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ THTT hợp pháp.

 Bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 06/2016/NĐ-CP theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ TTTT còn tiếp tục nghiên cứu, đề xuất sửa đổi một số quy định để tháo gỡ khó khăn cho DN như: tiếp tục duy trì dịch vụ truyền hình cáp tương tự (được cụ thể hóa trong Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 14/5/2020 của Chính phủ); việc ứng dụng công nghệ DVBT2 trong mạng cáp để tạo thuận lợi cho DN THC thực hiện chuyển đổi số (cụ thể hóa bằng QCVN về THC số ứng dụng công nghệ DVB-T2 trong mạng cáp).

Những đề xuất của doanh nghiệp liên quan đến việc miễn, giảm phí quyển cung cấp dịch vụ THTT đã được Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính tiếp thu và dự kiến Bộ Tài chính sẽ ban hành Thông tư sửa đổi Thông tư số 307/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 trong thời gian tới.

Những kết quả này cho thấy khối lượng công việc không hề nhỏ mà cơ quan QLNN đã làm trong năm qua để đồng hành tháo gỡ khó khăn cho Doanh nghiệp THTT.

Kết luận Hội nghị, theo ông Lưu Đình Phúc để lĩnh vực THTT của Việt Nam phát triển bền vững, tuân thủ quy định của pháp luật,  đề nghị Hiệp hội THTT, các Sở TTTT, các doanh nghiệp THTT cần triển khai thực hiện ngay một số nội dung trong thời gian tới:

Đối với các Sở TTTT: để lĩnh vực THTT của Việt Nam phát triển bền vững, tuân thủ quy định của pháp luật đề nghị các Sở TTTT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường hơn nữa công tác hậu kiểm, phát hiện sai phạm và xử lý vi phạm và phối hợp chặt chẽ hơn với cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương để triển khai mạnh công tác này.

Đối với các Doanh nghiệp THTT: bên cạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ đúng pháp luật, đúng quy định tại giấy phép, giấy chứng nhận, phải thực hiện báo cáo nghiệp vụ đầy đủ để phục vụ công tác thống kê số liệu ngành, lĩnh vực của cơ quan quản lý nhà nước; cần nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ nộp phí quyền cung cấp dịch vụ THTT đúng quy định, đúng thời hạn.

Đồng thời, đề nghị các Doanh nghiệp THTT tích cực tham gia phối hợp cùng cơ quan quản lý nhà nước trong việc phát hiện và xử lý các dịch vụ THTT không phép của các doanh nghiệp trong nước.

Đối với Hiệp hội THTT: đề nghị Hiệp hội nghiên cứu, đề xuất xây dựng cơ chế quản lý, giám sát để kịp thời phát hiện nội dung sai phạm của các dịch vụ truyền hình theo yêu cầu trên mạng internet, đặc biệt là các dịch vụ cung cấp xuyên biên giới.

Bên cạnh đó, Hiệp hội THTT cần triển khai nghiên cứu, xây dựng Bộ Quy tắc, tiêu chí quản lý nội dung trên dịch vụ truyền hình theo yêu cầu trên mạng internet phù hợp với đặc điểm pháp luật và tình hình thực tiễn của Việt Nam

BBT