Thứ năm, 28/03/2024 0243.9448034 - 0243.9448035 VN | EN

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

CỤC PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH VÀ THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

Thứ năm, 28/03/2024 Thông tin điện tử

Thứ sáu, 28/12/2018

10 cách tránh bị fake news lừa gạt

Luật pháp, chế tài, hay bất kỳ thuật toán công nghệ nào cũng chẳng bằng được việc bạn phải tự bảo vệ mình. Chỉ là, làm được điều đó không dễ.

Một nghiên cứu vào năm 2017 của ĐH Stanford đã chỉ ra hiện thực đáng buồn, đó là sinh viên của trường hóa ra rất kém trong việc phân biệt, đánh giá các nguồn tin trên internet. Thông tin đó là quảng cáo, là lừa đảo, hay có hợp pháp hay không? Hầu hết đều cho điểm số dưới trung bình.

Nhưng dù khó đến đâu, chúng ta vẫn phải học được cách để tồn tại mà không biến thành con bò bị những kẻ tung tin đồn nhảm dắt mũi. Dưới đây là một số bước và dấu hiệu mà bạn nên nhìn vào để biết thông tin được chia sẻ có đáng tin cậy hay không.

1. Tiêu đề bài viết: Tiêu đề của các tin fake thường rất hấp dẫn, viết in hoa kèm dấu chấm than mang tính chất khẳng định. Nếu bạn thấy một tiêu đề nghe có vẻ khó tin, thì có lẽ nội dung của bài cũng vậy thôi.

2. Quan sát đường link: Đường link chứa tin fake thường mô phỏng lại một trang tin đáng tin cậy nào đó, chỉ khác một vài ký tự trong đường dẫn. Bạn nên chú ý kỹ ở điểm này, có thể vào chính trang tin đó để đối chiếu lại.

3. Kiểm tra nguồn tin: Cần đảm bảo rằng tin tức đến từ một nguồn đáng tin cậy.

4. Kiểm tra định dạng bài viết: Các tin tức fake thường không được chỉn chu, dễ có lỗi chính tả và ngữ pháp hết sức ngớ ngẩn. Ngoài ra, định dạng bài viết sẽ khá lộn xộn, không thống nhất.

5. Kiểm tra ảnh: Tin tức giả thường đi kèm ảnh và video để tăng sự tin tưởng. Tuy nhiên, đa số toàn là ảnh trên mạng, nên bạn cần làm thao tác tìm kiếm hình ảnh đó trên Internet để truy ra nguồn gốc của nó.

6. Kiểm tra thông tin thời gian: Tin fake có những mốc thời gian rất vô lý, thậm chí được sửa đổi hết sức trắng trợn.

7. Kiểm tra lại thông tin bằng chứng: Kiểm tra nguồn tin của tác giả về độ chính xác. Nếu thiếu bằng chứng, đó nhiều khả năng là tin fake.

8. Kiểm tra các trang tin chính thống: Nếu không có bất kỳ trang tin nào đăng tải, đó là dấu hiệu cho thấy đó là tin fake.

9. Xem lại tính chất nguồn tin: Đôi khi, người đọc có thể nhầm lẫn giữa một tin fake và một bài viết mang tính chất bông đùa. Hãy kiểm tra lại nguồn đăng tin.

10. Một số bài viết hết sức chặt chẽ, nhưng cố tình bóp méo sự thật. Cần phải có tư duy phản biện tốt để nhận biết tính khách quan và đáng tin cậy của bài viết, và hay share một cách có trách nhiệm.