Thứ sáu, 26/04/2024 0243.9448034 - 0243.9448035 VN | EN

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

CỤC PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH VÀ THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

Thứ sáu, 26/04/2024 Thông tin điện tử

Thứ năm, 05/10/2017

Nhiều người dân ở các quốc gia phát triển không thích dùng Facebook

Nhiều người dân ở các quốc gia phát triển không thích dùng Facebook

Theo khảo sát của tổ chức nghiên cứu xã hội Pew Research, mặc dù mạng xã hội đã rất phổ biến tại nhiều nước trên thế giới. Nhưng ở những nơi như Thụy Điển, Hà Lan, Australia và Mỹ, có khoảng 7/10 dân số sử dụng mạng xã hội như Facebook và Twitter. Như vậy, vẫn có khoảng 30% người dân ở các nước này không dùng mạng xã hội.

Trong khi đó, tại Pháp, chỉ 48% số người nói rằng họ sử dụng các website mạng xã hội. Con số đó thậm chí thấp hơn ở Hy Lạp (46%), Nhật Bản (43%) và Đức (37%). Tại Đức, điều này có nghĩa là hơn 1 nửa người dùng internet không sử dụng mạng xã hội.

Pew Research cho biết sự khác nhau về số người sử dụng mạng xã hội tại các quốc gia còn phụ thuộc vào việc liệu họ có truy cập internet hay không vì tỷ lệ truy cập internet hạn chế sẽ giới hạn lượng người dùng mạng xã hội tiềm năng. Ở Hà Lan, có khoảng 5% người dân không truy cập internet hoặc sử dụng điện thoại thông minh. Con số này ở Thụy Điển là 7% và Australia là 7%. Tuy nhiên ở Hy Lạp là 40%, Hungary là 33% và Ý là 29%.

Tuy vậy, truy cập internet cũng không khẳng định việc mọi người có dùng mạng xã hội hay không. Tại Đức là một ví dụ, 85% giới trẻ online nhưng ít hơn 1 nửa số này sử dụng Facebook, Twitter. Tình huống tương tự diễn ra tại những quốc gia phát triển khác gồm Nhật Bản, Pháp – nơi lượng người dùng mạng xã hội tương đối thấp so với tỷ lệ người truy cập internet tổng thể.

Nhiều khảo sát khác cũng cho thấy, người Đức luôn ở vị trí cuối bảng trong các quốc gia phương Tây hiện đại về việc sử dụng các mạng xã hội như Facebook, Twitter.

Theo ông Welf Weiger, giáo sư về tiếp thị và đổi mới tại Đại học Göttingen, nhiều người Đức có tài khoản mạng xã hội nhưng họ rất ít khi dùng. Họ cũng ít khi đưa cả họ tên thật lên các tài khoản mạng xã hội. Họ thường chỉ dùng tên thật và tách làm hai để điền vào phần họ và tên. Điều này gây ra nhiều phiền toái bởi Facebook yêu cầu người dùng phải dùng họ tên thật.

Khi cả thế giới gần như đắm chìm trong các mạng xã hội, tại sao người Đức lại khác? Bà Sonja Utz, Giáo sư về truyền thông xã hội tại Đại học Tübingennh, nhận định: "Phần nhiều là do họ lo ngại về vấn đề riêng tư”. Theo bà Utz, người Đức thường muốn giữ gìn sự riêng tư. Họ không muốn bị các chính phủ và công ty công nghệ lớn thu thập được thông tin cá nhân của mình. Nhiều người Đức không thoải mái, sợ bị coi là “tự yêu mình” nếu chia sẻ quá nhiều thông tin về cuộc sống cá nhân. Dân số có tuổi trung bình cao (47 tuổi) cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến cách dùng các mạng xã hội ở Đức.

Mặc dù các nhà tiếp thị vẫn sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để nhắm mục tiêu đến những người Đức trẻ tuổi, nhưng vai trò của mạng xã hội vẫn ngày càng giảm trong đời sống. Nó không thể trở thành công cụ hiệu quả để tiếp cận các cử tri cho các chính trị gia, người hâm mộ cho các ngôi sao giải trí như ở nhiều quốc gia khác.

Thủ tướng Đức Angela Merkel thậm chí còn không có tài khoản Twitter chính thức. Chuyên gia về truyền thông xã hội Maik Hammerschmidt tại Đại học Göttingen cho hay: "Các chính trị gia rất do dự khi đăng quan điểm trên mạng xã hội bởi nó có thể gây ra sự tranh cãi lớn”.

Khoảng cách tuổi tác trong vấn đề sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội giữa những người từ 18 đến 34 tuổi và từ 50 tuổi trở nên cũng cần đặc biệt lưu tâm. Ví dụ, 88% giới trẻ Ba Lan sử dụng mạng xã hội so với con số chỉ 17% những người trong độ tuổi từ 50 trở lên. Khoảng cách ở đây lên tới 71%.