Thứ sáu, 26/04/2024 0243.9448034 - 0243.9448035 VN | EN

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

CỤC PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH VÀ THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

Thứ sáu, 26/04/2024 Thông tin điện tử

Thứ sáu, 10/03/2017

Robot viết tin: hỗ trợ hay tranh việc của phóng viên?

Robot viết tin: hỗ trợ hay tranh việc của phóng viên?

Hãng tin AP đã tiến hành sử dụng robot trong báo chí từ năm 2014. Theo đại diện của hãng tin AP, việc phát triển các robot có khả năng tự động viết tin tài chính là nhằm hỗ trợ cho các nhà báo chứ không phải "làm tranh hết việc", tiến tới thay thế hoàn toàn cho các nhà báo.

Theo AP, công nghệ tự động hóa hiện tại vẫn chưa viết được những bản tin hoàn chỉnh như các nhà báo đang viết. Trên thực tế nó mới chỉ đang góp phần tạo ra các bản tin kinh doanh đặc thù của AP. Mỗi quý, hệ thống viết tin tự động này sẽ viết được khoảng 4.400 bản tin thay vì 300 bản tin như trước kia. Robot đang giúp tiết kiệm rất nhiều công sức cho các phóng viên kinh tế, tài chính, những người luôn cần đến đủ thể loại báo cáo trong suốt cả năm.

Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc robot có thể thay thế hoàn toàn cho con người. Các phóng viên sẽ “được nhẹ gánh” hơn nhưng vẫn phải tham gia vào việc hoàn thiện các bản tin.

Hiện tại, AP vẫn đang phải dùng nhân lực để kiểm tra các bản tin tự động (tin do robot viết) trước khi xuất bản. Đối với các bản tin về những tên tuổi lớn như Apple hay Google, công việc vẫn là do các nhà báo đảm trách, robot sẽ chỉ góp phần giải phóng sức lao động để các phóng viên có thể viết bài nhanh hơn và sâu sắc hơn. Quy định này nhằm đảm bảo chất lượng tin tức của AP. Robot sẽ chỉ được “tự quyền” viết và xuất bản rất nhiều bản tin với độ dài từ 150 – 300 từ mà không cần phải thông qua bất cứ biên tập viên con người nào.

Những bản tin tự động của AP sẽ có đoạn chú thích chỉ rõ rằng đây là bản tin do robot viết, trong đó công cụ viết tin tự động được xây dựng và phát triển bởi Automated Insights và dữ liệu trong bài được cung cấp bởi Zacks Investment Research.

Điều đó có nghĩa là trong bản tin gốc, độc giả có thể dễ dàng nhận biết được đâu là tin tức do người viết và đâu là tin tức tự động. Tuy nhiên, AP không đảm bảo rằng các khách hàng của họ có “biên tập” và cắt bớt mất đoạn chú thích này hay không.

Sở dĩ như vậy vì theo ông Robbie Allen, CEO của Automated Insights, hãng phát triển các “phóng viên robot”, nhiều tòa soạn không muốn tiết lộ khía cạnh nhạy cảm này.

“Mọi người thường khắt khe hơn với tin tự động chỉ vì họ muốn tìm ra lỗi của phần mềm để chê trách”, Robbie Allen nói.

Hiện tại, Automated Insights đang phát triển nhiều hệ thống robot viết và làm tin tự động cho nhiều lĩnh vực và tòa soạn khác nhau. Ngoài robot viết tin tài chính cho AP, Automated Insights còn đang cung cấp giải pháp công nghệ nhằm sản xuất các tin bài thể thao tự động cho các đối tác khác.

Thực tế, viễn cảnh mọi người sẽ đọc, xem các bài báo, chương trình do robot thực hiện không còn xa vời, khi các hãng thông tấn bắt đầu sử dụng những cỗ máy thông minh này làm thay công việc lâu nay của những phóng viên bằng xương, bằng thịt.

Hồi đầu năm báo Tân Hoa Xã của Trung Quốc đã cử một robot phóng viên, có tên Inspire tới đưa tin về kỳ họp thường niên của Quốc hội (NPC) và Hội nghị Hiệp thương chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC), sự kiện chính trị quan trọng nhất ở Trung Quốc trong năm nay và thường được gọi là "lưỡng hội".

Ở Trung Quốc, Inspire của Tấn Hoa Xã không phải là robot phóng viên đầu tiên được giao việc. Hồi tháng 1/2017, tờ báo Southern Metropolis Daily của Trung Quốc từng cho đăng tải một bài viết của một robot phóng viên khác, có tên là Xiao Nan.