Thứ ba, 23/04/2024 0243.9448034 - 0243.9448035 VN | EN

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

CỤC PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH VÀ THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

Thứ ba, 23/04/2024 Tin tức - sự kiện

Thứ ba, 25/12/2018

Mạng xã hội Twitter góp phần thay đổi đáng kể đối với truyền hình

Tuy không phổ biến như Facebook nhưng nó cũng có tới 200 triệu người dùng. Các đài truyền hình hiện đang tận dụng thị trường rộng lớn này để kết nối với khán giả. Ví dụ, trong nhiều chương trình truyền hình, hashtag hiển thị ở bên dưới màn hình để người hâm mộ có thể dễ dàng truy cập twitter và nhìn thấy những người khác đang nói về chương trình, kết nối họ với nhau. Bất kì ai cũng có thể tìm kiếm những hashtag này trong Twitter và theo dòng thông tin, thậm chí ngay cả khi họ không muốn tham gia vào cuộc hội thoại. Thậm chí, còn có cả một chiến dịch trên Twitter để ngăn chương trình không bị hủy bằng cách tạo nhiều bình luận về chương trình để tăng sự chú ý.

Quảng bá thương hiệu ngày càng trở nên phổ biến và là công cụ tiếp thị thiết yếu cho các mặt hàng tiêu dùng của các doanh nghiệp nhiều năm qua. Doanh nghiệp từ lâu đã sử dụng truyền thông đại chúng và trong những năm gần đây sử dụng mạng xã hội để quảng bá thương hiệu. Tuy nhiên, chính các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình dường như chưa chú trọng đến công tác quảng bá thương hiệu của mình.

Bên cạnh đó, sự thay đổi lớn trong hành vi của khán giả, đó là các phương tiện truyền thông truyền thống không còn là phương tiện duy nhất họ sử dụng cập nhật thông tin.

Twitter không phải là mạng xã hội duy nhất góp công trong việc thay đổi truyền hình. Phần lớn các chương trình truyền hình đều có địa chỉ Facebook, nơi người hâm mộ có thể theo dõi thông tin về tập gần nhất, tìm hiểu về diễn viên và các thông tin liên quan. Với máy tính bảng, điện thoại thông minh và máy tính xách tay, dù ở đâu khán giả cũng có thể theo dõi các chương trình yêu thích, chia sẻ thông tin và kết nối với những người hâm mộ khác ngay trước, trong và sau khi chương trình lên sóng.

Một số chương trình, ví dụ như Grey’s Anatomy thậm chí còn chiếu cả những đoạn băng ngắn trên Facebook để gợi trí tò mò của người hâm mộ về nội dung các tập tiếp theo. Facebook là cách tốt nhất để các đài quảng bá chương trình vì khi bạn theo dõi một trang Facebook nào đó, tất cả bạn bè của bạn đều được cập nhật thông tin. Điều này khuyến khích ngày càng nhiều người ghé thăm trang Facebook của chương trình và trở thành fan hâm mộ. Điều này nghĩa là mạng xã hội hiện trở thành công cụ thiết yếu để quảng bá các chương trình. Hiện nay, gần như tất cả các chương trình truyền hình đều có địa chỉ trên Facebook bởi lẽ thường, các chương trình muốn kết nối với người xem càng nhiều càng tốt để có những khán giả trung thành và Facebook là công cụ hữu hiệu để đạt mục đích này.

Với sự phát triển của công nghệ, sự quan tâm, chú ý của khán giả đang được chia sẻ sang các phương tiện truyền thông số với các thiết bị tiện ích cá nhân. Điều này khiến các kênh truyền hình không thể dựa vào thương hiệu của mình như trước kia mà phải cạnh tranh để giành giật sự quan tâm của khán giả.

Nghiên cứu “Quản lý thương hiệu truyền hình bằng mạng xã hội” của Jennifer Berz (2016) cho rằng, việc sử dụng mạng xã hội trong quản lý thương hiệu truyền hình có thể giúp gia tăng lòng trung thành của khán giả đối với kênh truyền hình. Đồng thời, mạng xã hội là công cụ hỗ trợ và thúc đẩy khán giả xem truyền hình nhiều hơn. Khi khán giả thích các chương trình, nội dung của một kênh truyền hình trên mạng xã hội, thì sự ghi nhớ của khán giả về kênh truyền hình đó sẽ tăng lên thông qua việc họ muốn chia sẻ những gì họ xem được với bạn bè và người thân của mình. Hơn nữa, các chương trình và nội dung hay cũng tác động đến sự tham gia và thời gian khán giả dành để vào trang mạng xã hội của kênh truyền hình đó.