Thứ ba, 07/05/2024 0243.9448034 - 0243.9448035 VN | EN

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

CỤC PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH VÀ THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

Thứ ba, 07/05/2024 Thông tin điện tử

Thứ hai, 19/11/2018

Các nước kiểm soát thông tin giả mạo, thù địch trên mạng xã hội như thế nào?

Sự bành trướng quá mạnh mẽ của Google, Facebook khiến chính phủ nhiều nước lo ngại và tìm cách đưa ra giải pháp quản lý các doanh nghiệp này.

Tính đến quý III/2017, Facebook có hơn 2,07 tỷ người dùng, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước, trong đó có 1,37 tỷ người đăng nhập mỗi ngày và 1,15 tỷ trong số đó là người dùng di động. Lượng ảnh upload mỗi ngày là 300 triệu. Mỗi 60 giây trên Facebook có 510.000 conment đăng tải, 293.000 status được cập nhật và 136.000 ảnh đăng tải.  Khối lượng dữ liệu khổng lồ này được đăng tải lên Facebook ngày càng nhiều, và nội dung của chúng là như thế nào vẫn là một vấn đề cần kiểm soát, đặc biệt với những nội dung, thông tin giả  mạo, phát ngôn gây thù địch.

Sau đây là ứng xử và chính sách của một số nước đối với việc quản nội dung tiêu cực trên Facebook. Mặc dù bàn cãi và đưa ra các quyết sách, song đây thực sự là vấn đề phức tạp và nhiều khi kéo dài nhiều năm vẫn chưa ra được kết quả cuối cùng.

Anh

Một ủy ban quốc hội Anh yêu cầu các công ty mạng xã hội phải chịu trách nhiệm pháp lý trước thông tin giả mạo 'đe dọa nền dân chủ'.

Trong một tuyên bố, ông Nick Clegg, cựu Phó Thủ tướng Anh, nay là người phụ trách các vấn đề toàn cầu của Facebook, khẳng định “cách tốt nhất để bảo đảm bất kỳ quy định nào là thông minh và có hiệu quả với mọi người là chính phủ, nhà quản lý và doanh nghiệp hợp tác để học hỏi lẫn nhau và khám phá ý tưởng”.

Ủy ban Văn hóa, Thể thao, Truyền thông, Kỹ thuật số (DMSCC) thuộc hạ viện Anh từng công bố báo cáo sau khi tiến hành cuộc điều tra kéo dài hơn 1 năm về những vụ tung tin giả mạo để can dự vào các cuộc bầu cử thông qua hoạt động của mạng xã hội. Giới nghị sĩ đã tiến hành hơn 20 phiên điều trần với 61 nhân chứng, đồng thời sang Mỹ chất vấn đại diện của Facebook, Twitter và Google. Các nhà lập pháp Anh kết luận thông tin giả mạo và độc hại tràn lan đang đe dọa nền dân chủ và chính phủ nước này cần phải siết chặt quản lý mạng xã hội.

Theo đó, DMSCC yêu cầu chính phủ áp đặt mức thuế, hình phạt tài chính mới và xác định rõ “trách nhiệm pháp lý” đối với các công ty công nghệ như Facebook và Twitter, trong đó nhấn mạnh mạng xã hội không còn là nền tảng thụ động hay công cụ để người dùng đăng tải nội dung. DMSCC yêu cầu chính phủ buộc các công ty mạng xã hội chịu trách nhiệm pháp lý đối với thông tin giả mạo, đồng thời đăng ký hoạt động với tư cách nhà xuất bản bởi vì họ sử dụng công nghệ để lọc và định hướng thông tin cho người dùng.

Mỹ

Theo kết quả cuộc khảo sát được CBS News và You Gov đưa ra trong lúc Mark Zuckerberg phải đối mặt với phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ, cuộc khảo sát đã cho thấy suy nghĩ của người Mỹ sau những gì đã xảy đến với vụ bê bối dò rỉ dữ liệu Cambridge Anatalyca. Trước đó, dữ liệu của 87 triệu người dùng Facebook đã bị công ty phân tích Cambridge Anatalyca sử dụng mà không hề được hỏi ý kiến.

Như vậy, có một thực tế là đa số người Mỹ nói dữ liệu cá nhân của họ trên Facebook không an toàn. Họ cũng yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ vào cuộc để điều chỉnh hoạt động của các mạng xã hội như Facebook. Cụ thể, có tới 63% người dùng Facebook tại Mỹ tin rằng dữ liệu cá nhân của họ không an toàn và đang bị bên thứ 3 lợi dụng. Có một điều bất ngờ là người Mỹ dường như không lạc quan về tương lai của Facebook. 61% số người được hỏi cho rằng Facebook sẽ không tìm ra được biện pháp nhằm đảm bảo dữ liệu cá nhân người dùng. 70% cho biết Facebook sẽ không có cách nào để chống lại vấn nạn tài khoản giả mạo.

Do Mark Zuckerberg đang trong cuộc điều trần trước Quốc hội Mỹ, 61% đồng ý với ý kiến kêu gọi chính phủ có những hình thức điều chỉnh các phương tiện truyền thông xã hội. Đáng chú ý khi trong cuộc khảo sát này, 80% người dùng Facebook tại Mỹ cho biết họ không ngạc nhiên khi dữ liệu cá nhân của mình đang bị sử dụng bởi bên thứ 3 trái phép.

Ấn Độ

Suốt từ 2012 đến nay, báo chí Ấn Độ nói ra rả về việc chính phủ yêu cầu Facebook, Google đặt máy chủ tại nước này nhưng câu chuyện vẫn chưa có hồi kết.

Theo lý giải của chính phủ Ấn Độ, họ yêu cầu Facebook, Google đặt máy chủ trong nước là để bảo vệ sự riêng tư của công dân mình. “Chính phủ muốn đảm bảo dữ liệu từ Ấn Độ được giữ lại đất nước trên các server địa phương”, trang Next Big What nói. Họ quyết liệt làm điều này sau khi có thông tin về việc chính phủ Mỹ có “cửa hậu” để truy cập dữ liệu lưu trữ bởi 9 công ty lớn, trong đó có Facebook, Google, Microsoft, Apple.

Đức

Chính phủ Đức từ tháng 1 bắt đầu áp dụng luật phạt nặng các công ty mạng xã hội. Facebook, Twitter sẽ bị phạt đến 50 triệu euro nếu không xóa, chặn “tin tức giả mạo”, ngôn từ thù địch và nội dung bất hợp pháp khác trong vòng 24 giờ. Trong khi đó, Ủy ban Châu Âu (EC) hồi tháng 3 tiếp tục gia tăng áp lực đối với các trang mạng xã hội bằng cách áp dụng “quy định 1 giờ”.

Theo đó, Facebook, Google và Twitter có thời hạn 1 giờ kể từ khi phát hiện hoặc nhận được thông báo từ cơ quan chức năng để chặn và xóa bỏ thông tin xấu, giả mạo hoặc kích ngòi tấn công khủng bố, theo tờ Finacial Times.