Chủ nhật, 28/04/2024 0243.9448034 - 0243.9448035 VN | EN

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

CỤC PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH VÀ THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

Chủ nhật, 28/04/2024 Thông tin điện tử

Chủ nhật, 05/11/2017

Facebook muốn trở thành mạng internet của châu Phi

Facebook muốn trở thành mạng internet của châu Phi

Trợ giúp mọi người trực tuyến, trợ cấp truy cập, cố gắng tung ra vệ tinh để Internet tới tận các thị trường mà họ mong muốn, Facebook đã trở thành một lực lượng thống trị trên một lục địa nhanh chóng “online toàn dân”. Nhưng điều đó lại mang đến cho Facebook thứ quyền lực khiến một số nước châu Phi không thoải mái.

Và kết quả là một số quốc gia đã chặn truy cập, một số phàn nàn Facebook có thể giết chết các sáng kiến kinh doanh trực tuyến của đối thủ.

Khi Facebook săn tìm người dùng, khát vọng của hãng đã chuyển sang các nền kinh tế mới nổi. Chưa đến 50% dân số Châu Phi có kết nối internet, và quy định quản lý cũng thường rất thô sơ.

Kể từ khi Facebook thâm nhập châu Phi khoảng một thập kỷ trước đây, Facebook đã trở thành nền tảng công nghệ thống trị của khu vực. Theo thống kê của Facebook, khoảng 170 triệu người - chiếm 2/3 số người dùng Internet từ Nam Phi đến Senegal - sử dụng nền tảng của hãng, tăng 40% từ năm 2015.

Công ty đã hợp tác với các nhà mạng địa phương để cung cấp các dịch vụ internet cơ bản miễn phí - tập trung vào các dịch vụ của Facebook. Hãng cũng đã xây dựng một phiên bản Facebook nhỏ gọn để chạy trên các điện thoại giá rẻ phổ biến ở châu Phi.

Facebook cũng đang đầu tư hàng chục triệu USD, cùng các nhà mạng xây dựng một kết nối Internet cáp quang dài 500 dặm ở nông thôn Uganda. Tổng cộng, hãng đang làm việc với khoảng 30 chính quyền khu vực về các dự án số.

Facebook cũng đang chạy đua giành lợi thế trước các đối thủ như Google hay các đối thủ Trung Quốc, trong đó có Tencent, tại châu Phi. Google đã xây dựng mạng internet cáp quang ở Uganda và Ghana. Tencent đã phát hành WeChat tại Nam Phi.

Như vậy, Trung Quốc không chỉ là bức tượng sừng sững chặn đứng Facebook bước chân vào cánh cổng quốc gia đông dân nhất thế giới, Facebook còn đối mặt với làn sóng phản đối tại châu Âu. Ngay cả ở châu Phi, nơi mạng xã hội tình nguyện mang Internet miễn phí đến, Facebook cũng bị “hạch sách” lên xuống.

Facebook cũng gặp phải một số trở ngại tại châu Phi, như bị chặn truy cập trong cuộc bầu cử hoặc các cuộc biểu tình chính trị. Uganda cũng đã tiến hành các hành động pháp lý tại các tòa án của Ireland để buộc mạng xã hội phải nêu tên một blogger vô danh đã chỉ trích chính phủ.

Tại Kenya, một trong những quốc gia kết nối nhất của châu Phi, Facebook gặp ít sự phản đối hơn. Facebook đã tiếp cận Kenya, nước có 48 triệu dân, vào năm 2014. Hãng đã hợp tác với Airtel Africa, nhà mạng của Kenya, để ra mắt dịch vụ Free Basics của Facebook – phiên bản mạng xã hội miễn phí, để người dùng truy cập vào tin tức, sức khỏe, công việc và các dịch vụ khác.

Gói Free Basics hiện nay cho phép người Kenya sử dụng Facebook và dịch vụ Messenger miễn phí, cũng như đọc tin tức từ một tờ báo Kenya và xem thông tin về các chương trình y tế công cộng. Joe Mucheru, Bộ trưởng Công nghệ của Kenya, cho hay ít nhất nó cũng mang lại cho người dân của ông một cơ hội truy cập internet.

Tuy nhiên, kế hoạch của Facebook không phải lúc nào cũng thuận lợi. Nhiều người Kenya chỉ dùng Free Basics như một sự “dự phòng”, khi điện thoại của họ hết tiền.