Thứ sáu, 26/04/2024 0243.9448034 - 0243.9448035 VN | EN

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

CỤC PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH VÀ THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

Thứ sáu, 26/04/2024 Thông tin điện tử

Thứ tư, 19/12/2018

Facebook siết chặt quảng cáo chính trị trên mạng xã hội

Bộ trưởng Tư pháp Bob Ferguson của bang Washington (Mỹ) cho biết, Google phải nộp phạt 217.000 USD và Facebook nộp số tiền cao hơn là 238.000 USD, vì lý do không lưu giữ các thông tin cho quảng cáo chính trị theo đạo luật tài chính tranh cử bang này.

Trước đó, trong nỗ lực ngăn chặn hành động can thiệp các cuộc bầu cử, Facebook đã tuyên bố sẽ quy định việc công khai danh tính của những người trả tiền cho việc đăng các quảng cáo chứa nội dung chính trị trên các nền tảng của trang mạng xã hội lớn nhất hành tinh này.

Trong thông báo của mình, Facebook, hiện đối mặt với làn sóng chỉ trích do vụ bê bối để lộ dữ liệu cá nhân của người dùng gây tác động đến cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016, cho biết chính sách mới này sẽ yêu cầu bất kỳ thông điệp vận động cho các ứng cử viên hay các vấn đề công được đăng trên trang mạng xã hội này phải được "gắn mác" "quảng cáo chính trị" cùng với tên của các cá nhân hay thực thể chi tiền cho các quảng cáo này.

Theo đó, để được phép quảng cáo trên Facebook, các nhà quảng cáo sẽ phải xác nhận danh tính và địa chỉ cụ thể. Facebook hy vọng những thay đổi này sẽ giúp cải thiện tính minh bạch và độ tin cậy của trang mạng xã hội trong các chiến dịch vận động chính trị.

Trong khi đó , trên trang Facebook cá nhân, Giám đốc điều hành (CEO) Mark Zuckerberg nhấn mạnh sự thay đổi này đồng nghĩa tập đoàn này "sẽ thuê thêm hàng nghìn nhân viên" để đảm bảo hệ thống mới sẽ đi vào ổn định trước cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ vào tháng 11 tới. Theo vị CEO này, Facebook đã bắt đầu triển khai biện pháp trên tại Mỹ và sẽ mở rộng ra phần còn lại của thế giới trong vài tháng tới. Ông Zuckerberg cũng hy vọng những bước đi này sẽ giúp ngăn chặn những âm mưu can thiệp các cuộc bầu cử và sử dụng các tài khoản hay trang cá nhân giả mạo để chạy quảng cáo.

Việc kiểm duyệt quảng cáo chính trị trên Facebook là một phần của cam kết minh bạch hóa quảng cáo trên trang mạng xã hội này.

Sau khi bị Nga lợi dụng để can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ 2016, Facebook vừa đưa ra giải pháp minh bạch hóa quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội của mình. Trong đó bao gồm việc yêu cầu các nhà quảng cáo báo cáo danh tính người trả tiền cho quảng cáo.

Giám đốc điều hành của Facebook Sheryl Sandberg nói: “Mục tiêu cao nhất của chúng tôi rất đơn giản: chúng tôi muốn giảm bớt tình trạng quảng cáo giả mạo, đảm bảo người dùng biết họ đang xem quảng cáo gì và ai trả tiền cho nó.”

Hồi tháng 9, Mark Zuckerberg cũng phát biểu củng cố thêm về việc chuẩn bị chống lừa đảo trong bầu cử.

“Chúng tôi yêu cầu bất cứ ai chạy hoặc đăng ký quảng cáo chính trị trên Facebook ở Mỹ phải xác minh danh tính và địa điểm.”

Mặc dù Mark Zuckerberg cam kết cải thiện tính minh bạch trong quảng cáo chính trị trên Facebook, các đơn đăng ký quảng cáo vẫn được chấp thuận mà không qua kiểm duyệt kỹ càng.