Thứ bảy, 27/04/2024 0243.9448034 - 0243.9448035 VN | EN

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

CỤC PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH VÀ THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

Thứ bảy, 27/04/2024 Thông tin điện tử

Thứ sáu, 28/12/2018

Facebook, Google, Twitter đã làm gì để chống tin giả?

Trong những năm gần đây, Twitter, Facebook và Google nhận được vô số những chỉ trích vì không thể kiểm soát được sự lan tỏa của tin fake, cũng như để quá nhiều website lan truyền tin tức bịa đặt tồn tại. Trước sức ép của dư luận và chính phủ, họ cũng đưa ra được một số giải pháp.

Ba "ông lớn" trong lĩnh vực truyền thông xã hội là Facebook, Twitter và Google đã tuyên bố sẽ đẩy mạnh cuộc chiến chống nạn phát tán thông tin giả mạo, tin tức sai lệch hoặc những thông điệp thù hận trên Internet. Nguyên nhân dẫn tới quyết định này là do các mạng xã hội đã bị quy trách nhiệm về việc để cho các thông tin sai lệch lan truyền, tác động đến kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua.

Theo thống kê của Đại học Harvard tại Mỹ, trong kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ mới đây, các tin tức xuyên tạc, bóp méo đã được chia sẻ hàng trăm nghìn lần trên mạng Facebook, gấp nhiều lần số lượt chia sẻ của những tin tức chính thống về các cuộc điều tra liên quan đến ông Donald Trump và bà Hillary Clinton.

Mặc dù cuộc bầu cử đã kết thúc, tuy nhiên, đối với các hãng truyền thông xã hội, những tranh cãi xung quanh sự kiện này mới chỉ bắt đầu. Cụ thể, trong những ngày gần đây, trang mạng xã hội Facebook đã trở thành điểm nóng bị chỉ trích khi được cho là công cụ gây tác động đến kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ bằng việc cho phép đăng tải những thông tin sai lệch với phần lớn thông tin có lợi cho ứng cử viên Donald Trump. Trong khi đó, khi tra cụm từ "final election numbers" trên công cụ tìm kiếm của Google vào sáng ngày 14/11, kết quả đầu tiên cho thấy ông Donald Trump đã giành thắng lợi cả về số phiếu phổ thông trong khi thực tế là bà Hillary Clinton mới là người giành chiến thắng về số phiếu phổ thông và thua ông Donald Trump về số phiếu đại cử tri.

Trước những quan ngại của dư luận hiện nay, CEO Mark Zuckerberg - người sáng lập ra Facebook đã lên tiếng phủ nhận sự liên quan của trang mạng xã hội này. Ông khẳng định 99% tin tức trên Facebook là chính xác và chỉ chưa đầy 1% thông tin là giả mạo. Tuy nhiên, nhiều người vẫn cho rằng chỉ 1% tin tức giả mạo này trong dòng thác thông tin khổng lồ của Facebook là quá nhiều trong khi có tới 80% người dân Mỹ sử dụng Facebook hàng ngày và 60% người trưởng thành tại Mỹ lấy thông tin về kỳ bầu cử Tổng thống mới đây qua Facebook.

Facebook - mạng xã hội được xem là quyền lực nhất hiện nay - cho biết họ đã tối ưu chức năng gắn cờ (flag) để người dùng tố cáo các thông tin thiếu kiểm chứng. Doanh thu quảng cáo của những trang đăng tin fake cũng sẽ bị cắt giảm, và cải thiện hệ thống rà soát các đường link định hướng.

Facebook đang cố gắng xóa bỏ "nghệ danh" xấu mà nhiều người đang đặt cho mình - Fakebook

Twitter thì đưa ra các giải pháp xử lý bot - hay robot mạng - là các ứng dụng phần mềm chạy tác vụ tự động hóa trên mạng. Các bot có thể được lập trình để lan truyền thông tin với tốc độ cực nhanh, nên đây có thể coi là nhân tố chính cho vô số các thông tin fake xuất hiện trên mạng xã hội này.

Và cuối cùng là Google, với lời hứa phát triển thuật toán phát hiện tin giả trên Youtube ngày càng tốt hơn.

Thế nhưng, chỉ trích vẫn ngày càng tăng lên, cho rằng các công ty công nghệ đang can thiệp chưa đủ. Theo James Carson, họ vẫn ngần ngại hành động, muốn giữ một vị trí trung lập, thay vì dấn quá sâu để rồi bị nhìn nhận là một công ty truyền thông. Như hiện tại, Facebook dù là một nền tảng truyền thông hết sức quyền lực, nhưng họ vẫn luôn từ chối danh xưng một công ty truyền thông để tránh một số ràng buộc về pháp lý.