Thứ hai, 29/04/2024 0243.9448034 - 0243.9448035 VN | EN

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

CỤC PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH VÀ THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

Thứ hai, 29/04/2024 Thông tin điện tử

Thứ hai, 10/12/2018

Fake news là gì?

Theo định nghĩa từ Fake News của Collins Dictionary, đó là các thông tin giả mạo, sai lệch và giật gân được phát đi dưới hình thức tin tức.

“False stories that appear to be news, spread on the internet or using other media, usually created to influence political views or as a joke”, đây là nguyên văn định nghĩa bằng tiếng Anh về cụm từ fake news của trang từ điển https://dictionary.cambridge.org/

Nói một cách đơn giản, tin giả là đối lập của tin thật: tin tức sai sự thật thì có thể coi là tin giả.

Fake News (Tin giả) đã chính thức trở thành cụm từ nổi bật nhất của năm 2017. Cụm từ trở nên phổ biến hơn bao giờ hết trong năm nay và được liệt vào "từ của năm" do từ điển Collins Dictionary của Anh lựa chọn. Thú vị hơn, chính Tổng thống Mỹ Donal Trump là người đã góp phần đưa cụm từ này trở nên phổ biến đến vậy.

Đây là cụm từ đã được Tổng thống Mỹ Donald Trump sử dụng nhiều nhất kể từ khi ông lên giữ chức vụ cao nhất điều hành nước Mỹ.

Theo Indepedent, việc sử dụng từ "Fake News" đã tăng 365% kể từ năm 2016 đặc biệt sau khi ông này lên nhậm chức vào hồi tháng 1/2017. Donald Trump sử dụng từ Fake News để chỉ trích truyền thông và hàng loạt cáo buộc tin giả mạo có sự nhúng tay của Nga hồi năm 2016.

Chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ trong năm vừa qua được coi là thời khắc tin giả (fake news) chính thức trở thành một vấn đề nhức nhối khi ứng viên Donald Trump công khai gọi các nguồn tin phản đối mình là tin giả trong lúc nhân viên của ông vẫn đang... chia sẻ tin giả được cử tri đối lập viết với mục đích trào phúng.

Điều đáng nói là tin giả không hề dễ phân biệt. Có những tin đơn giản là hoàn toàn sai sự thật và bắt nguồn từ những trang làm giả giao diện hoặc làm giả địa chỉ như vn.express-vi.net chẳng hạn.

Tin giả đã xuất hiện trên bảng tin của Facebooker Việt từ rất lâu và đến bây giờ vẫn tiếp diễn theo cách này hay cách khác. Trong khi một vài tin giả chỉ là bịa đặt để gây bức xúc, tâm lý "tăng tương tác, tăng bán hàng" đã khiến một bộ phận bán hàng online chủ động tạo và lan truyền tin giả với mục đích kinh tế hết sức rõ ràng.

Ngày nay nhờ sự phát triển mạnh mẽ của Internet và mạng xã hội mà tiếp thị nội dung (content marketing) ngày càng đóng vai trò quan trọng và khẳng định tính hiệu quả của nó so với các hình thức quảng bá tiếp thị truyền thống nhờ khả năng lan tỏa (viral) dễ dàng và nhanh chóng. Những nội dung độc lạ, giàu cảm hứng sáng tạo và mang tính giáo dục (gồm có tin tức, hình ảnh, video, ebook, infographic, case study...) sẽ được người dùng mạng xã hội chia sẻ không công với tốc độ chóng mặt, giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu và sản phẩm của mình rất hiệu quả với chi phí thấp.

Song song đó, các nghiên cứu hành vi người tiêu dùng cũng cho thấy đánh vào sự sợ hãi, bôi nhọ cá nhân, an toàn sức khỏe cộng đồng... cũng là những nội dung đem lại hiệu ứng chia sẻ cao hơn cả những nội dung tốt. Nắm bắt được nhu cầu đó, những đối tượng bất chính thường tung ra những nội dung mang tính chất câu kéo như ảnh thương tâm, ảnh cảm động, thông tin giật gân giả tạo... mà chúng ta hay gọi là tin vịt hay fake news nhằm khuyến khích người dùng mạng xã hội tương tác (Like, Comment, Share) để trục lợi bất chính. Vấn nạn này gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm không chỉ cho các doanh nghiệp mà cho toàn xã hội và đang khiến cả thế giới đau đầu tìm cách ngăn chặn.

Trước vấn nạn này, người sử dụng mà nhất là chủ doanh nghiệp cần có sự sáng suốt và tỉnh táo để không bị lạc lối trong mạng xã hội.

Để hiểu được sự đáng sợ của tin giả, hãy cùng nhìn lại loại tin giả đáng kinh sợ nhất: vaccine gây tự kỷ. Suy nghĩ này bắt đầu từ nghiên cứu của Andrew Wakefield, một bác sĩ/nhà khoa học đã bị Hội đồng Y tế Anh Quốc GMC tước bằng. Sau khi nghiên cứu của ông này bị nhiều nhà khoa học bác bỏ và tờ Sunday Times đặt nghi vấn vì mâu thuẫn quyền lợi, các nguồn tin giả vẫn tiếp tục tìm cách bảo vệ quan điểm của mình bằng cách đưa ra khẳng định vô căn cứ rằng Wakefield là nạn nhân của ngành công nghiệp vaccine.

Đứng trước những cáo buộc "hung hãn" này, tất cả những gì khoa học có thể nói chỉ là "không có bằng chứng cho thấy có mối quan hệ nhân quả giữa vaccine và chứng tự kỷ". Họ không được quyền nói "vaccine chắc chắn không gây tự kỷ", bởi nói như vậy là đi ngược lại nguyên tắc logic sơ đẳng nhất của khoa học: "A đúng => B đúng" không tương đương với "A sai => B sai". "Nếu có bằng chứng cho thấy vaccine gây tự kỷ => chắc chắn vaccine là gây tự kỷ" là mệnh đề luôn luôn đúng, nhưng mệnh đề "không có bằng chứng => vaccine không gây tự kỷ" thì chưa chắc.

Liệu những người chống vaccine có hiểu được điều này?