Chủ nhật, 28/04/2024 0243.9448034 - 0243.9448035 VN | EN

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

CỤC PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH VÀ THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

Chủ nhật, 28/04/2024 Thông tin điện tử

Thứ ba, 07/11/2017

Fake news (tin giả) trở thành “Từ của năm 2017”

Fake news (tin giả) trở thành “Từ của năm 2017”

Từ điển Collins nổi tiếng của Anh đã chọn  “Fake news” (tin giả) là “Từ của năm 2017”.

Từ điển Collins cho hay, việc sử dụng từ "Fake News" đã tăng 365% kể từ năm 2016, đặc biệt là sau tháng 1/2017 khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức và thường sử dụng từ này để công kích truyền thông. Chính Tổng thống Mỹ Donal Trump là người đã góp phần đưa cụm từ này trở nên phổ biến đến vậy.

Theo đó, “Fake News” đã chính thức được đưa vào Từ điển Collins là một danh từ. Và theo định nghĩa từ Fake News của Collins Dictionary, đó là các thông tin giả mạo, sai lệch và giật gân được phát đi dưới hình thức tin tức.

Theo The Guardian, ngoài Fake News, từ điển Collins cũng bổ sung nhiều từ khác có liên quan đến chính trị. Từ “antifa" (rút gọn của "anti-fascist", có nghĩa là "chống phát xít"). Từ này được sử dụng nhiều hơn trong bối cảnh nhiều vụ đụng độ bạo lực xảy ra giữa người biểu tình chống phát xít và người cực hữu, đặc biệt là tại Mỹ.

Từ "Corbynmania” (tạm dịch "hội chứng cuồng Corbyn"), được sử dụng nhiều hơn 310% so với năm 2016 sau khi ông Jeremy Corbyn, thủ lĩnh Đảng Lao động Anh, gây ấn tượng trong chiến dịch vận động tranh cử ở Anh vừa qua.

Ông Helen Newstead, người đứng đầu nội dung ngôn ngữ của Từ điển Collins cho hay: “Hầu hết các từ trong danh sách năm nay liên quan đến chính trị. Tuy nhiên, với việc nước Mỹ có Tổng thống mới và nước Anh vừa trải qua cuộc bầu cử, có lẽ không có gì ngạc nhiên khi chính trị tiếp tục tác động đến ngôn ngữ”.

Tất cả những từ mới sẽ được thêm vào từ điển Collins Dictionary trên website và ấn phẩm lưu hành trong thời gian tới.

Nhóm phát triển Collins Dictionary đã cùng hợp tác với Hiệp hội The Free Association, V.Q Anh để tạo ra một bản tin Fake News nhằm đánh dấu từ của năm 2017.

Về nạn Fake News, hiện nay, chính phủ các nước và các công ty công nghệ lớn đang phải tìm cách chống lại sự gia tăng các bài báo giả và các tin tức gây hiểu nhầm. Theo thống kê của hãng Statista, mức độ lo ngại đối với tin giả của nhiều quốc gia khá cao. Brazil là nước cảm thấy lo ngại với tin giả nhất. Cũng không có gì là ngạc nhiên, bởi theo một báo cáo năm 2016 của BBC Brazil, trong tuần lễ mà cựu Tổng thống nước này là ông Dilma Rousseff bị tố cáo hành vi sai phạm, 3 trong số 5 tin tức chia sẻ trên Facebook là tin giả. Không chỉ Brazil, rất nhiều các quốc gia khác đã bị ảnh hưởng bởi tin tức giả. Facebook và CEO Mark Zuckerberg đã thừa nhận việc này và mạng xã hội lớn nhất thế giới cam kết sẽ tìm mọi cách để ngăn chặn vấn nạn tin giả.

Ngoài ra, Hy Lạp, Pháp, Tây Ban Nha, Anh, Mỹ đều có tỷ lệ người lo ngại về vấn nạn tin giả lớn, với con số thống kê cho thấy theo khảo sát, những quốc gia này đều có trên 50% dân cư lo ngại về vấn nạn tin giả.

Nước Đức được cho là sẽ trở thành “nạn nhân” của tin giả khi quốc gia này tiến hành bầu cử chính phủ mới, nhưng rốt cuộc lại không bị ảnh hưởng gì. Người Đức tỏ ra ít lo lắng nhất về tin giả. Một nghiên cứu năm 2017 của Đại học Oxford phát hiện ra rằng mặc dù tin giả đã được lan truyền qua Twitter rất nhiều, nhưng người Đức lại thường sử dụng Twitter để chia sẻ các tin tức đáng tin cậy hơn những người ở Hoa Kỳ và Liên hiệp Anh.