Thứ sáu, 03/05/2024 0243.9448034 - 0243.9448035 VN | EN

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

CỤC PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH VÀ THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

Thứ sáu, 03/05/2024 Thông tin điện tử

Thứ bảy, 08/12/2018

Hướng dẫn trẻ em sử dụng mạng xã hội như thế nào để phòng tránh thông tin xấu, độc

Việt Nam là một trong các quốc gia có tỷ lệ sử dụng internet tăng trưởng nhanh nhất ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Theo số liệu thống kê của facebook năm 2018, Việt Nam có khoảng 63 triệu người dùng mạng xã hội, trong đó có 48 triệu tài khoản facebook. Còn theo số liệu thống kê của Unicef năm 2017 thì hơn 1/3 số người sử dụng internet ở Việt Nam là người chưa thành niên và thanh niên, trong độ tuổi 15 - 24. Trong khi đó, đa số trẻ em thiếu kiến thức về công nghệ số. Phần lớn trẻ em tự học cách dùng internet (68%) hoặc học từ bạn bè (17%), rất ít học từ cha mẹ mình (2%) hoặc nhà trường (11%). Hầu hết các trường học chỉ dạy học sinh kỹ năng công nghệ thông tin, không dạy về sử dụng mạng an toàn.

Giám đốc Viện nghiên cứu quản lý phát triển bền vững Nguyễn Phương Linh cho hay, rất khó để cha mẹ có thể kiểm soát con hoàn toàn. Vì vậy, cha mẹ nên trở thành những người bạn với con để các con tin tưởng, chia sẻ với mình các thông tin, hoạt động của con. Môi trường mạng là một thế giới lớn về tri thức, thông tin, là thành tựu của thế giới nhân loại. Vì vậy, nên để trẻ được tiếp xúc với thế giới mạng nhưng cần hướng dẫn cho các em cách sử dụng mạng an toàn. Cha mẹ, nhà trường cần hướng dẫn trẻ cách tham gia môi trường mạng tốt nhất, giúp trẻ nhận biết được những rủi ro, cạm bẫy trên môi trường mạng từ đó hạn chế đến mức tối đa những rủi ro cho trẻ.

Trẻ em sử dụng  mạng xã hội có thể gặp nhiều rủi ro, chẳng hạn như  các trào lưu không tốt, sống ảo, trào lưu ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng. Trong khi các em nhỏ thì lại rất thích làm theo và bắt chước.

Các nhóm trên mạng xã hội cũng là nơi tập trung những người dùng cùng suy nghĩ, sở thích, ý tưởng. Nhưng các em còn trẻ, đôi khi vô tình tham gia vào các nhóm không hay. Thì lúc đấy chính cái suy nghĩ, sở thích của những người trong nhóm đó lại ảnh hưởng đến các em là chủ yếu. Và khi mưa dầm thắm lâu thì rất khó thay đổi những tư tưởng ấy.

Một tệ  nạn lớn khi trẻ em sử dụng mạng xã hội là gặp phải những kẻ yêu râu xanh, kẻ bắt cóc, buôn người. Phần lớn họ là những người biết dùng lời ngon ngọt. Biết lúc nào mền nhẹ, lúc nào quy hiếp để các em làm theo. Không ít trường hợp trẻ mất tích, công an lại điều tra thì mới phát hiện ra đi chơi với bạn trên mạng xã hội. Có lẽ hai mạng xã hồi chủ yếu để chúng dụ dỗ các em là Facebook và Zalo.

Ngay cả người lớn còn bị ảnh hưởng vì thời gian sử dụng mạng xã hội quá nhiều, nói chi đến những trẻ nhỏ. Việc hoạt động quá nhiều trên mạng xã hội đôi khi ảnh hướng lớn đến các hoạt động ngoài cuộc sống thật của các trẻ. Thế giới của các em lúc bấy giờ chỉ là bên trong màn hình điện thoại. Khi bước ra thế giới thật các em thấy lạc lõng. Nó quá khác lạ với các thế giới mà các em đã ở trong đó hàng giờ hàng ngày. Các em cảm thấy xa lạ, không quen, thế là các em lại quay về với cái thế giới ảo của mình.

Chính vì thế, các bậc cha mẹ cần đồng hành cùng các em. Mạng xã hội đã quá phổ biến, việc cấm trẻ dùng mạng xã hội là rất khó, do đó cần có những hướng dẫn để trẻ biết cách sử dụng mạng xã hội có lợi. Các cơ quan quản lý nhà nước cũng nên có những quy định chặt chẽ đối với các nhà cung cấp dịch vụ; tăng cường tuyên truyền các ứng dụng kỹ thuật để giảm thiểu rủi ro của trẻ em; cung cấp kênh thông tin về bảo vệ trẻ em (kiến thức sử dụng mạng an toàn; cung cấp kênh thông báo, phản ánh đối với những nội dung xấu; cung cấp hướng dẫn, công cụ giúp cha mẹ bảo vệ con). Bên cạnh đó, mỗi gia đình cần tự trang bị phương pháp để đảm bảo an toàn cho trẻ như: Để các thiết bị truy cập internet ở vị trí có thể quản lý được; thiết lập các chức năng tìm kiếm an toàn, lọc, chặn các nội dung không phù hợp; hướng dẫn và lắng nghe mọi chia sẻ của trẻ.