Thứ ba, 07/05/2024 0243.9448034 - 0243.9448035 VN | EN

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

CỤC PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH VÀ THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

Thứ ba, 07/05/2024 Thông tin điện tử

Thứ ba, 27/11/2018

Nghiên cứu mới nhất về việc sử dụng mạng xã hội thế nào để giảm nguy cơ trầm cảm

Các nhà nghiên cứu của Đại học Pennsylvania, Mỹ vừa phát hiện ra rằng, nếu bạn hạn chế việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội 30 phút mỗi ngày sẽ cải thiện đáng kể về cách cảm nhận hạnh phúc.

Cụ thể, tiêu tốn ít thời gian để lướt qua hình ảnh bạn bè và người thân trên các trang mạng xã hội có thể giảm mức độ trầm cảm và cô đơn.

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí tâm lý học xã hội và lâm sàng - một trong những trang báo đầu tiên thể hiện mối quan hệ nguyên nhân - kết quả giữa việc sử dụng mạng xã hội và các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Hầu hết các nghiên cứu về chủ đề này trước đây mới chỉ thấy mối tương quan giữa 2 đối tượng này.

Nghiên cứu đã kiểm tra 143 sinh viên Đại học trong suốt 2 học kỳ, mỗi học sinh được đưa vào nhóm hạn chế việc sử dụng các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram và Snapchat 30 phút mỗi ngày, tổng cộng mỗi nền tảng giảm 10 phút. Các nhà nghiên cứu dựa vào thói quen sử dụng truyền thông xã hội thường ngày của các sinh viên để kiểm soát thời gian và hành động của họ.

Sau 3 tuần, các sinh viên sẽ được hỏi những câu để đánh giá tình hình sức khỏe về tâm lý trong 7 lĩnh vực khác nhau bao gồm: hỗ trợ xã hội, FOMO (chứng bệnh sợ bị biến mất), cô đơn, tự chủ và tự chấp nhận, lo lắng, trầm cảm và sự kính trọng.

Hiện ba hãng mạng xã hội được nhắc đến trong nghiên cứu chưa lên tiếng bình luận. Nhiều nghiên cứu khác trước đây cũng tìm ra mối tương quan giữa mạng xã hội và các vấn đề sức khỏe tâm lý, tâm thần. Dù vậy, nghiên cứu lần này của giới học giả Đại học Pennsylvania khẳng định mình là nghiên cứu đầu tiên “thiết lập mối quan hệ rõ ràng giữa việc giảm sử dụng mạng xã hội và sự cải thiện tình hình cô đơn, trầm cảm”.

"Đây chính là mấu chốt của vấn đề. Kết quả cho thấy việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội ít hơn so với thói quen thường ngày, sẽ giảm đáng kể cảm giác tiêu cực trong 2 lĩnh vực trầm cảm và cô đơn. Những dấu hiệu từ 143 sinh viên được đặc biệt rõ rệt hơn khi chúng tôi đào sâu vào nghiên cứu", Melissa Hunt - người đứng đầu cuộc nghiên cứu cho biết.

Trước đó, một nghiên cứu được đại học Pittsburgh tiến hành trên 1.787 người trưởng thành tình nguyện có độ tuổi từ 19 đến 32 tuổi. Theo đó mỗi ngày họ truy cập các trang mạng xã hội trung bình 60 phút và trung bình 30 lần/tuần. Kết quả ghi nhận những người nghiện mạng xã hội dễ bị trầm cảm hơn những người dùng thông thường 2,7 lần và 1,7 lần so với người có tần suất truy cập ít hơn.

Đây không phải là lần đầu tiên các nghiên cứu chỉ ra mặt trái của mạng xã hội có ảnh hưởng tiêu cực nặng nề đến người dùng. Vào năm 2013, nghiên cứu của đại học Michigan cho biết Facebook là công cụ đắc lực tàn phá hạnh phúc của người trưởng thành. Xa hơn nữa vào năm 2009, Đại học Stony Brook công bố nghiện Facebook đã khiến nhiều cô gái teen trầm cảm.

sự am hiểu người dùng truyền hình, hàng loạt các tính năng lần đầu tiên người dùng tại Việt Nam được tiếp cận như: tính năng tùy chọn góc nhìn (Multicam) - người xem có thể tùy chỉnh góc máy quay khi đang xem chương trình trực tiếp, chương trình Mở két - nơi người chơi có thể tương tác trực tiếp với MC và trả lời các câu hỏi thông qua cách bấm điều khiển TV.

Gần đây, người dùng Việt được tiếp cận tính năng tùy chọn góc nhìn (multi-cam) do Truyền hình FPT phát triển. Theo đó, người xem có thể chủ động tùy chỉnh góc máy quay trong các chương trình ca nhạc, giải trí, thể thao trực tiếp như thể chính mình là đạo diễn hình ảnh.

Với những cách thức tương tác này, khoảng cách không gian, thời gian giữa khán giả và chương trình được xóa nhòa. Điều này góp phần tăng tính chủ động và thúc đẩy sự tham gia của khán giả với chương trình. Truyền hình tương tác nhờ vậy đang từng bước khiến việc xem TV trở nên thú vị và hữu ích hơn.

trừng phạt” của họ, đồng thời xây dựng một hệ thống đảm bảo “an ninh cá nhân cho người sử dụng, tính bảo mật thông tin của họ”.