Chủ nhật, 28/04/2024 0243.9448034 - 0243.9448035 VN | EN

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

CỤC PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH VÀ THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

Chủ nhật, 28/04/2024 Thông tin điện tử

Thứ sáu, 17/11/2017

Nhiều quốc gia, hãng thông tấn lên chiến dịch chống tin tức giả mạo

Nhiều quốc gia, hãng thông tấn lên chiến dịch chống tin tức giả mạo

Nước Mỹ đã từng sốt sắng một thời gian dài khi bị dính vào scandal "nước Nga sử dụng mạng xã hội để tham gia vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ". Vì thế một chiến dịch đã được nổ ra, nhằm ngăn chặn sự phổ biến của các tin tức giả mạo và thông tin sai lệch.

Vào tháng 11/2017, Mỹ đã lên chiến dịch chống lại những tin tức sai lệch trên mạng xã hội. Điều đáng nói là Mỹ đã không đơn độc trong cuộc chiến này, mà đã rất nhiều quốc gia khác ủng hộ Mỹ và cùng tham gia vào chiến dịch chống tin tức giả mạo. Cụm từ “fake news” (tin tức giả mạo) xuất hiện nhiều trong những tháng cuối cùng của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Chiến dịch vận động và tuyên truyền diễn ra trực tuyến này đóng một vai trò quan trọng trong các cuộc bầu cử không chỉ ở nước Mỹ, mà còn ở 17 quốc gia khác trên thế giới. Một số lượng lớn các chính phủ đã hạn chế dịch vụ Internet trên di động vì lý do chính trị hoặc an ninh, thường là ở khu vực đông dân cư của các dân tộc thiểu số hoặc tôn giáo. Năm thứ ba liên tiếp, Trung Quốc là nước lạm dụng các tin tức tồi tệ nhất thế giới về tự do Internet, tiếp đó là Syria và Ethiopia.

Một trang web của Mỹ có tên Freedom House đã được thành lập bởi một tổ chức phi lợi nhuận, nhằm ủng hộ quyền tự do ngôn luận trên mạng xã hội. Trang web cho biết rằng, ngoài những giai đoạn bầu cử, những thông tin sai lệch cũng đang diễn ra tương tự ở nhiều quốc gia. Những "tin vịt" diễn ra trên toàn nước Mỹ phần lớn là do bị ảnh hưởng ở bên ngoài biên giới, còn những nước khác thì thông tin sai lệch chủ yếu là do tự phát sinh trong nước.

Freedom House đã cho ra một bảng đánh giá về sự biến đổi của các "tin vịt" trên mạng xã hội trên toàn thế giới.

Không chỉ có các chính phủ quốc gia, mà tình trạng tin tức giả mạo thực sự đang gây nhức nhối, nhất là trên các mạng xã hội. Vì thế, theo hãng tin AP, có 37 cơ quan truyền thông quốc tế cùng Facebook và Google đã thông qua kế hoạch “tổng tấn công” loại tin tức độc hại này. Trong 37 đơn vị truyền thông trên có Hãng thông tấn AFP, 2 nhật báo Le Monde và Liberation của Pháp, tổ hợp truyền thông BBC và kênh truyền hình Channel 4 của Anh, cũng như Hãng tin tài chính Bloomberg của Mỹ… Giám đốc phụ trách Hãng tin AFP trên toàn cầu - bà Michele Leridon - cho rằng, cần đặt tiêu chí cạnh tranh sang một bên trong bối cảnh các giá trị cốt lõi của ngành truyền thông đang bị đe dọa.

Trước thực trạng tin tức giả mạo tràn lan, Tổng thống Indonesia Joko Widodo mới đây đã bày tỏ lo ngại về những hành vi phỉ báng, gây hận thù và lăng mạ trên các mạng xã hội. Sau đó, ông công bố phát động cuộc chiến chống lại những tin tức giả mạo, tương tự như ở Đức, Pháp hay Israel. Phương pháp áp dụng bao gồm: truy tố liên đới tới những cá nhân lan truyền tin giả; phong tỏa các trang mạng đưa tin. Theo lời Tổng thống Widodo, Chính phủ sẽ đưa ra 2 chiến dịch nhằm giúp người dân biết sử dụng Internet và mạng xã hội cho những mục đích đúng đắn, đồng thời thiết lập một danh sách các trang web “đáng tin cậy” do Nhà nước kiểm duyệt.

Hồi đầu năm, báo Yonhap của Hàn Quốc cũng đưa tin cảnh sát Hàn Quốc đang đẩy mạnh chiến dịch chống phát tán những tin “vịt” liên quan đến các vấn đề nhạy cảm hiện nay như vụ luận tội tổng thống, các động thái quân sự của miền Bắc. Cục Cảnh sát quốc gia Hàn Quốc đã theo dõi các luồng thông tin không có thực trên internet và triển khai tổng cộng 40 vụ điều tra. Cơ quan này cũng yêu cầu Ủy ban Tiêu chuẩn thông tin Hàn Quốc phải xóa hoặc chặn 19 nguồn tin “vịt” và tiếp tục theo dõi 5 trường hợp.