Thứ ba, 07/05/2024 0243.9448034 - 0243.9448035 VN | EN

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

CỤC PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH VÀ THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

Thứ ba, 07/05/2024 Thông tin điện tử

Thứ năm, 15/11/2018

Nhiều quốc gia yêu cầu Google, Facebook thuê máy chủ trong nước

Trên thế giới hiện đã có 18 quốc gia quy định phải lưu trữ dữ liệu ở trong nước, như Mỹ, Canada, Liên bang Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc, Úc, Indonesia, Hi Lạp, Bulgaria, Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ, Venezuela, Colombia, Argentina, Brazil. Tùy vào tình hình thực tế, các quốc gia có thể yêu cầu lưu trữ các loại dữ liệu không giống nhau.

Hiện có gần 50 triệu người Việt Nam sử dụng Facebook và trên 60 triệu người Việt Nam sử dụng Google. Có thể thấy, Việt Nam là một trong những thị trường quan trọng và các doanh nghiệp này đã thu lợi nhuận hàng trăm triệu đô la mỗi năm từ người dùng tại Việt Nam. Do vậy, không có lý gì mà họ lại rời bỏ thị trường Việt Nam.

Tại Việt Nam, Bộ Công an khẳng định Google, Facebook đều đã thuê máy chủ tại Việt Nam, và Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất trên thế giới quy định lưu trữ dữ liệu trong nước. Cụ thể, theo thống kê sơ bộ, Google thuê khoảng 1.781 máy chủ, Facebook thuê khoảng 441 máy chủ tại 8 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trong nước.

Việc Google, Facebook có đặt máy chủ tại Việt Nam hay không từng gây  nhiều tranh cãi. Trung tâm xử lý dữ liệu luôn là bài toán lớn và cần được tối ưu thường xuyên với các công ty công nghệ, đặc biệt là những hãng lưu trữ dữ liệu người dùng lớn như Facebook và Google. Năm 2017, Facebook phải xử lý mỗi ngày hàng tỷ lượt nhấn "thích" và hàng nghìn tỷ tin nhắn được gửi đi từ khoảng hơn 2 tỷ người dùng. Trong khi đó, trung tâm xử lý dữ liệu của Google cũng phải xử lý trung bình 40 triệu lượt tìm kiếm mỗi giây hay 3,5 tỷ lượt tìm kiếm mỗi ngày.

Sở hữu lượng người dùng, dữ liệu và lần truy xuất dữ liệu khổng lồ nhưng cả Facebook và Google đều không đặt trung tâm dữ liệu (Data Center) ở quá nhiều nơi. Tuy nhiên, để trải nghiệm người dùng được nâng cao, thời gian truy xuất dữ liệu nhanh và ổn định hơn, các công ty này sử dụng đến mạng lưới CDN (Content Delivery Network). Để giảm khoảng cách truy cập từ người dùng đến máy chủ (server), mạng CDN sẽ lưu nội dung đệm (cache) tại các máy chủ ở nhiều địa điểm khác nhau, thường được gọi là PoP (Point of Presence). Mỗi PoP sẽ bao cồm các máy chủ lưu bộ nhớ đệm, chịu trách nhiệm cho việc truyền tải nội dung đến các người dùng ở gần nhất.

Không giống như Data Center có rất ít, Google và Facebook thiết lập máy chủ dạng PoP ở khắp nơi trên thế giới. Việt Nam cũng là một trong các quốc gia như vậy.

Facebook và Google đều có kế hoạch mở rộng Data Center của mình mỗi năm nhưng điều kiện hàng đầu của các hãng này đều hướng tới việc cắt giảm chi phí. Tại châu Âu, các công ty này thường chọn những quốc gia ở Bắc Âu nhờ khí hậu lạnh, nguồn điện tốt và nhân công trình độ cao. Facebook từng giải thích lý do chọn Lulea (Thụy Điển) để đặt trung tâm dữ liệu bởi ở đây nhiệt độ luôn thấp, nhiều khi xuống tới âm 25 độ C, giảm chi phí phải làm mát máy móc. Vùng đất này cũng có nguồn thủy điện dư thừa và tìm kiếm các chuyên gia công nghệ thông tin tại đây cũng không khó.

Google là một công ty Internet có trụ sở tại Mỹ, được thành lập vào năm 1998. Sản phẩm chính của công ty này là công cụ tìm kiếm Google, được nhiều người đánh giá là công cụ tìm kiếm hữu ích và mạnh mẽ nhất trên Internet. Trụ sở của Google tên là "Googleplex" tại Mountain View, California. Giám đốc công ty là Larry Page, một trong hai người sáng lập ra công ty. Tên "Google" là một lỗi chính tả của từ googol, bằng 10100. Google chọn tên này để thể hiện sứ mệnh của công ty để sắp xếp số lượng thông tin khổng lồ trên mạng. Googleplex, tên của trụ sở Google, có nghĩa là 10googol.

Trong khi đó Facebook là một website dịch vụ mạng xã hội và truyền thông xã hội do công ty Facebook, Inc điều hành với trụ sở tại Menlo Park, California.

Mark Zuckerberg lập trang Facebook ngày 4 tháng 2 năm 2004 cùng với bạn bè là sinh viên khoa khoa học máy tính và bạn cùng phòng Eduardo Saverin, Andrew McCollum, Dustin Moskovitz và Chris Hughes khi Mark còn là sinh viên tại Đại học Harvard. Tên Facebook bắt nguồn từ cuốn sổ có hình mặt (face book) của tất cả các sinh viên trong các trường đại học Mỹ.

Việc đăng ký thành viên website ban đầu chỉ giới hạn cho sinh viên ở Harvard, nhưng đã được mở rộng sang các trường đại học khác tại khu vực Boston, Ivy League, và Đại học Stanford. Sau đó nó được mở rộng hơn nữa cho sinh viên thuộc bất kỳ trường đại học nào, rồi đến học sinh phổ thông và cuối cùng là bất cứ ai trên 13 tuổi. Sau khi Facebook mở rộng ra toàn thế giới thì độ tuổi tối thiểu có được thay đổi phù hợp theo từng đặc thù của từng quốc gia.