Thứ sáu, 29/03/2024 0243.9448034 - 0243.9448035 VN | EN

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

CỤC PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH VÀ THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

Thứ sáu, 29/03/2024 Thông tin điện tử

Thứ sáu, 10/03/2017

Những cách đảm bảo an toàn cho trẻ khi sử dụng YouTube, mạng xã hội

Những cách đảm bảo an toàn cho trẻ khi sử dụng YouTube, mạng xã hội

Trong thời đại CNTT, Internet phổ biến như hiện nay, trẻ em có nhiều cơ hội học tập, tham khảo và giải trí hơn với mạng Internet, đặc biệt là các trang chia sẻ video YouTube hay mạng xã hội Facebook. Nhưng làm thế nào để trẻ an toàn trên mạng Internet là lo lắng của không ít bậc phụ huynh. Sau đây là một số lưu ý mà phụ huynh nên áp dụng để xóa tan nỗi lo, đồng thời vẫn mang lại cơ hội thông tin, học tập cho trẻ trong thời đại Internet.

Khuyến khích trẻ kể về nội dung mà trẻ đã đọc hoặc xem

Đầu tiên bạn hãy nói chuyện và lắng nghe xem bé đang đọc và đang xem gì. Hãy khuyến khích bé chia sẻ điều đó bằng cách bạn cũng chia sẻ ngược lại. Hãy cố đặt mình vào địa vị của bé. Khi bé thấy bạn tin tưởng và hiểu bé, bé sẽ rất sẵn sàng nói cho bạn biết bé đang đọc hay đang xem gì.

Hãy hỏi con bạn về những người bạn trực tuyến của con. Giúp con bạn hiểu mọi người có thể tạo ra một con người giả, không có thật trên mạng và nói dối về việc họ thực sự là ai. Các con chỉ nên cung cấp thông tin cá nhân và kết bạn với những người mà con biết và tin tưởng trong thế giới thực.

Hãy xem con bạn làm gì với Internet.

Hãy bắt đầu các nguyên tắc an toàn bằng cách trò chuyện hoặc yêu cầu con của bạn để cho bạn thấy các trang web mà con sử dụng. Hãy thể hiện sự quan tâm, ghi nhớ các trang web con của bạn truy cập và quay lại các trang đó sau, khi bạn chỉ có một mình. Tìm hiểu cách để thiết lập các tính năng an toàn và cách để báo cáo bất kỳ vấn đề nào mà bạn thấy là cần thiết trực tiếp đến các trang web đó.

Chủ động kiểm soát nội dung

Bên cạnh việc khuyến khích trẻ tự chia sẻ, bạn cũng nên chủ động kiểm soát nội dung mà trẻ được xem. Hãy giúp trẻ lọc nội dung được xem hay đọc, đặc biệt là trên các nền tảng có đủ loại nội dung như Youtube.

Bạn cũng có thể dùng các tính năng lọc nội dung tìm kiếm trên mạng. Những công cụ tìm kiếm thông dụng trên mạng như Google đều có bộ lọc các nội dung nhạy cảm, không phù hợp cho trẻ nhỏ.

Cho bé biết tại sao bạn cấm bé xem nội dung nào đó

Bạn hãy chịu khó giải thích cho bé hiểu vì sao bạn không cho bé xem một nội dung nào đó. Làm như vậy sẽ giúp bé sẵn sàng “hợp tác”, ít tò mò hơn với nội dung mà bé bị cấm xem.

Yêu cầu con của bạn cho bạn biết nếu con đang lo lắng về một điều gì đó mà con tiếp cận được trên mạng. Bằng cách nói chuyện với con về internet, về các trang web yêu thích của con và những rủi ro mà con có thể gặp phải, con bạn sẽ có xu hướng chia sẻ với bạn nếu con ở vào tình huống không cảm thấy thoải mái khi tham gia mạng xã hội hoặc thấy một cái gì đó con không muốn nhìn thấy trên mạng.

Dạy trẻ cách hoài nghi về nội dung trên mạng

Hãy hướng dẫn trẻ phải đặt câu hỏi về tính xác thực về nội dung trên mạng cũng như cách tránh những tin tức lừa đảo hay giả mạo. Khuyến khích trẻ hỏi bạn khi có nghi ngờ gì đó.

Dạy trẻ thận trọng khi chia sẻ thông tin trên mạng xã hội

Các tin đồn hay tin tức giả mạo có thể dễ dàng lan tỏa trên mạng. Do vậy, hãy dạy trẻ cách kiểm tra nguồn và xác minh thông tin trước khi định chia sẻ thông tin nào đó, đặc biệt là những thông tin nhạy cảm hay có ảnh hưởng lớn.

Thiết lập tài khoản ở mức hạn chế

Yêu cầu con của bạn đặt thiết lập tài khoản cá nhân ở chế độ riêng tư vì trẻ em thường sử dụng các mạng xã hội để chia sẻ tất cả mọi thứ các em làm nên thiết lập tài khoản cá nhân ở chế độ riêng tư có thể giúp tránh việc các hình ảnh, thông tin cá nhân, nơi ở trên thực tế của con bị rơi vào tay kẻ xấu.

Bạn có biết: 80% trẻ em từ 10-15 tuổi ở Việt Nam có nhiều hơn một tài khoản cá nhân hoạt động trên mạng xã hội.