Thứ hai, 28/04/2025 02439448033 VN | EN

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

CỤC PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH VÀ THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

Thứ hai, 28/04/2025 Thông tin điện tử

Thứ sáu, 01/09/2017

Những chiêu trò vi phạm bản quyền trên YouTube, Facebook

Những chiêu trò vi phạm bản quyền trên YouTube, Facebook

Thu nhỏ hình ảnh hoặc bóp méo tiếng đi một chút, đó là một số trong những chiêu trò mà những người vi phạm bản quyền nội dung trên YouTube thương hay áp dụng, để YouTube không thể tự phát hiện ra hành vi vi phạm.

Tình trang vi phạm bản quyền trên YouTube, Facebook đang diễn ra ngày một phức tạp và tinh vi. Theo ý kiến của một số người, cơ chế xử lý vi phạm bản quyền của các trang Facebook và YouTube chủ yếu là từ báo cáo vi phạm và rà soát tự động bằng các thuật toán. Do đó, hầu như chỉ phát hiện những nội dung vi phạm giống hoàn toàn. Nhưng người dùng Việt Nam lại quá “thông minh” khi có nhiều chiêu trò để lách luật như Live streaming facebook, hoặc thu nhỏ màn hình lại, riêng về thể loại vi phạm này thì cả Google, Facebook, Netflix... đều vẫn chưa có giải pháp ngăn chặn.

Một ví dụ điển hình về việc vi phạm bản quyền là trường hợp của VTV. Mặc dù VTV khẳng định chưa cấp quyền phát sóng cho bất cứ ứng dụng OTT nào nhưng chỉ cần gõ từ khóa trên YouTube có hàng chục kênh đang phát sóng các bộ phim ăn khách của VTV như: Sống chung với mẹ chồng, Người phán xử, Zippo mù tạt và em, cùng với rất nhiều các gameshow có đông người theo dõi cũng được khai thác triệt để. Trên các trang phim online thì hầu hết các chương trình ăn khách của VTV đều bị thu và phát lại. Mục đích của các trang vi phạm bản quyền này là để thu lợi bất chính từ quảng cáo.

Theo đại diện VTV Digital, nạn vi phạm bản quyền các chương trình của VTV tồn tại trên rất nhiều kênh YouTube và Facebook. Hàng ngày đội ngũ của VTV Digital thường xuyên rà soát, theo dõi và “đánh chặn” các tài khoản vi phạm bản quyền trên hai mạng xã hội này, số lượng các kênh bị chặn rất nhiều, nhưn cũng không ngăn được nạn vi phạm bản quyền. Vì cứ chặn tài khoản này họ lại đổi ngay sang tài khoản khác, thậm chí nhiều tài khoản vi phạm bản quyền đã tìm cách “qua mặt” YouTube và Facebook bằng cách thu nhỏ hình ảnh, hoặc bóp méo tiếng đi một chút là YouTube không thể tự phát hiện ra hành vi vi phạm. Còn trên các trang phim lậu thì chưa có cách gì để xử lý được vì hầu hết họ đặt máy chủ ở nước ngoài và dùng tên miền quốc tế.

Theo quy định của YouTube, trước khi tải video lên YouTube, bạn phải đảm bảo các quyền cho tất cả các yếu tố trong video của bạn — bao gồm cả mọi loại nhạc (ngay cả khi nhạc đang phát trong nền), video clip, ảnh, v.v.. Bước đầu tiên sẽ là liên hệ trực tiếp với chủ bản quyền hoặc chủ quyền và thương lượng giấy phép thích hợp cho việc sử dụng của bạn. Giấy phép thường bao gồm các điều khoản cho phép rõ ràng về việc sử dụng nội dung nhưng có thể chứa các giới hạn về tính độc quyền, quyền cụ thể, thời lượng, khu vực địa lý hoặc các điều khoản khác. Bạn nên tìm tư vấn pháp lý cho mọi thỏa thuận cấp phép để biết chắc quyền nào được cấp và quyền nào dành riêng cho chủ sở hữu.

Ngoài ra, nhiều người nghĩ rằng họ có thể “lách luật” YouTube bằng cách sử dụng smartphone khéo léo. Theo YouTube, chỉ vì bạn ghi nội dung nào đó bằng điện thoại thông minh hoặc thiết bị khác không có nghĩa là bạn luôn sở hữu bản quyền đối với nội dung chứa trong đó. Chẳng hạn, nếu bạn ghi lại cảnh buổi hòa nhạc thì quyền đối với tài liệu đó có thể do người biểu diễn, hãng nhạc và nhà xuất bản nắm giữ. Ngay cả khi bạn mua nội dung, chẳng hạn như bài hát từ iTunes, thì bạn cũng không có quyền đưa nội dung đó vào video của mình.