Thứ bảy, 27/04/2024 0243.9448034 - 0243.9448035 VN | EN

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

CỤC PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH VÀ THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

Thứ bảy, 27/04/2024 Thông tin điện tử

Chủ nhật, 09/09/2018

Phải có chiến lược quốc gia về đạo tạo đội ngũ quản lý cho không gian mạng mới

Tại một Hội thảo khoa học về quản lý thông tin trên mạng Internet, theo Phó Cục trưởng Cục Phát thanh – Truyền hình và Thông tin điện tử (PTTH&TTĐT) - Bộ TT&TT Lê Quang Tự Do, trong vấn đề quản lý thông tin trên mạng Internet, không gian mới cần có lực lượng mới. Cụ thể, theo ông Lê Quang Tự Do, vừa qua nói nhiều về cách mạng công nghiệp 4.0, Facebook, YouTube… nhưng để thực sự hiểu những khái niệm đó là gì, các tính năng, tác động với xã hội thế nào thì không nhiều người biết, đặc biệt đội ngũ quản lý cũng thiếu nhiều thông tin, kiến thức, làm sao có thể quản lý được tốt. Đội ngũ quản lý làm công việc quen thuộc thì chắc tay, thích thú, nhưng chuyển qua lĩnh vực mới, thay đổi nhanh chóng như môi trường mạng xã hội thì bỡ ngỡ, ngại học. Phải thay đổi, phải có chiến lược quốc gia về đạo tạo đội ngũ quản lý cho không gian mạng mới.

Bên cạnh đó, không gian mới cần có mô hình quản lý mới. Mô hình hiện nay không thể đối phó mọi vấn đề nảy sinh trên mạng xã hội và mạng Internet. Bàn về câu chuyện này, Phó Cục trưởng Cục PTTH&TTĐT cho rằng mô hình hiện nay phản ứng quá chậm. Những vụ việc vừa qua cho thấy phản ứng quản lý vẫn còn rất chậm, vì không xử lý thông tin bằng con mắt, quan điểm, mô hình quản lý mới, cảm thấy thông tin trên mạng đó không thực sự quan trọng, mà vẫn cho đó là thông tin trên mạng, thiếu tính chính xác. Vì vậy, nhiều trường hợp, sự vụ xảy ra rồi cơ quan quản lý mới trở tay nên bị chậm trễ.

Ngoài ra, quản lý thông tin trên mạng không nên quản lý bằng quá nhiều đầu mối. Đây là vấn đề chúng ta cần thay đổi. Ở Mỹ, Trung Quốc, Nga… đang gom nhiều đầu mối lại còn 1 đầu mối chỉ đạo về vấn đề quản lý thông tin trên mạng. Nếu nhiều đầu mối, cơ quan quản lý như hiện nay sẽ chồng chéo, chờ đợi lẫn nhau, không đáp ứng yêu cầu quản lý nhanh; không kịp thời nắm bắt được dư luận xã hội.

“Nhịp đập, hơi thở thông tin trên mạng có tính liên tục, có quy luật, cần phải có công cụ phân tích, xử lý. Nhưng chúng ta đang nắm tình hình dư luận theo cách kinh điển. Chính vì đó không kịp thời phát hiện được những điểm nóng, luồng dư luận mới, tác động của nó đối với chính sách. Đây là môn khoa học cần nghiên cứu. Các nước tiên tiến gọi đó là xử lý dữ liệu lớn. Ở Việt Nam, ngành khoa học này còn rất manh nha, chúng ta vẫn còn mơ hồ đối với khái niệm nguồn tài nguyên dữ liệu lớn”, ông Lê Quang Tự Do chia sẻ thêm.

Vì hiệu ứng mạng xã hội, mọi thông tin đều được đăng tải và phát tán nhanh chóng. Có những việc trước đây có thể ta không biết, thấy không quá nghiêm trọng nay qua mạng xã hội phát hiện nhanh, kịp thời và do tốc độ lan truyền lớn nên tạo dư luận ở các chiều khác nhau sẽ làm cho sự việc được xã hội hết sức quan tâm, thành một sự việc nghiêm trọng. Do đó, phải cân nhắc mạng xã hội, phát huy tích cực như thế nào, hạn chế tiêu cực ra sao và đặc biệt là cách ứng xử của mỗi thành viên trong xã hội với mạng xã hội. Làm sao đừng để bị mạng xã hội chi phối, đừng lạm dụng hay lợi dụng nó vì những mục đích không đúng đắn

Tại Hội thảo khoa học quốc gia về Quản lý truyền thông, PGS.TS Trương Ngọc Nam, Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng lưu ý: Cùng với sự phát triển của các nền tảng truyền thông, công tác chỉ đạo, quản lý truyền thông đang gặp không ít khó khăn. Sự bùng nổ của mạng xã hội như Facebook, YouTube… khiến các cơ quan chức năng khó lòng kiểm soát thông tin. Do vậy, việc đưa ra biện pháp hợp lý để hạn chế ảnh hưởng xấu của các thông tin sai lệch trên mạng đối với dư luận xã hội là điều vô cùng cấp thiết. Công tác quản lý truyền thông phải đối mặt với các vấn đề quản lý thông tin trên một không gian “mở” nhưng “ảo”, những vấn đề về an ninh truyền thông như tin tặc, các loại tội phạm thông tin đặc biệt nguy hiểm...

Thời gian qua, Bộ TT&TT đã yêu cầu các đơn vị chức năng phải quản lý chặt chẽ các trang TTĐT, mạng xã hội; xây dựng, hoàn thiện các văn bản quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ  internet và thông tin trên mạng.