Thứ hai, 29/04/2024 0243.9448034 - 0243.9448035 VN | EN

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

CỤC PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH VÀ THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

Thứ hai, 29/04/2024 Thông tin điện tử

Thứ năm, 12/12/2019

Số phận game không phép tại Việt Nam

Bị "chặn" thanh toán

Một trong những yếu tố quan trọng để các game xuyên biên giới, game vi phạm pháp luật Việt Nam vượt qua hàng rào quản lý, vẫn thu phí người chơi tại Việt Nam là nhờ được hỗ trợ bởi các hình thức thanh toán đa dạng như: Qua thẻ tín dụng quốc tế (visa, maters card), qua các trung gian thanh toán (như ví điện tử), qua tài khoản viễn thông và các hình thức thanh toán khác.Bên cạnh đó, nhiều đơn vị trung gian thanh toán không thực hiện việc rà quét, sàng lọc để đảm bảo chỉ các game có phép mới được thanh toán. 

Cụ thể, trên Google Play Store và App Store, qua kênh thanh toán In-App (kênh thanh toán do Google và Apple quản lý), người sử dụng có thể lựa chọn một trong các hình thức thanh toán như thẻ tín dụng quốc tế, ví điện tử MoMo, tài khoản viễn thông để thanh toán cho game (trong đó có cả game không phép, game cờ bạc) như các game: Destiny Summoner, Onmyoji Arena, Extraordinary Ones 5V5 MOBA, Vip 52,...(được phát hành trên Google Play Store); game Tank Storm, Onmyoji Arena, Sảnh rồng, Vua săn hũ, King 365,... (được phát hành trên App Store)".

Chính vì vậy, để tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động thanh toán cho trò chơi điện tử trên mạng, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Chỉ đạo các tổ chức, đơn vị có chức năng hỗ trợ về thanh toán đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép phải tuân thủ các quy định tại Khoản 1, Điều 9 Thông tư số 24/2014/TT-BTTTT và các quy định có liên quan về thanh toán; không kết nối, thanh toán cho các trò chơi điện tử trên mạng không phép cung cấp tại Việt Nam.

 Giao các đơn vị chức năng cùng phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) và các bộ, ngành có liên quan để có giải pháp ngăn chặn việc thanh toán cho các trò chơi điện tử trên mạng không phép cung cấp tại Việt Nam.

 

 

Bị Apple, Google gỡ bỏ các trò chơi vi phạm pháp luật Việt Nam

Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) đang rà soát, thống kê và yêu cầu Apple, Google gỡ bỏ các trò chơi vi phạm pháp luật Việt Nam đang phát hành bất hợp pháp qua ứng dụng App Store, Google Play Store

 Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử đã làm việc với đại diện 16 doanh nghiệp nước ngoài (Trung Quốc, Singgapore, Hàn Quốc) đang phát hành game xuyên biên giới không phép vào thị trường Việt Nam.

Kết quả, một số trò chơi phát hành không phép xuyên biên giới vào Việt Nam cũng đã được các doanh nghiệp chủ động gỡ bỏ khỏi kho ứng dụng và tiến hành hợp tác với doanh nghiệp Việt để phát hành hợp pháp tại Việt Nam.

Theo số liệu cập nhật đến hết tháng 11/2019, Google đã gỡ 108/111game trong đó có 104 game bài trên Google Play, Apple gỡ 13/17 game không phép theo yêu cầu của Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử.

Theo ông Lê Quang Tự Do, Phó Cục trưởng Cục PTTH & TTĐT, qua quá trình rà soát thống kê, Cục phát hiện nhiều trò chơi được phát hành tại thị trường Việt Nam thông qua các kho ứng dụng như App Store và Google Play đã vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam. Cụ thể, nhiều game có yếu tố cờ bạc, đổi thưởng, nội dung bạo lực, dung tục, xuyên tạc lịch sử của Việt Nam... Một số game không có nội dung vi phạm nhưng lại hoạt động không phép.

Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với Google, Apple và Facebook chặn, gỡ hoặc dừng quảng cáo đối với các game vi phạm. Từ năm 2017 đến nay, hai chợ ứng dụng App Store và Play Store đã rút tổng cộng 142 game không phép tại thị trường Việt Nam.

Trước đó, Supercell, nhà phát triển nhiều game nổi tiếng như Clash of Clans, Hay Day, Clash Royale, tuyên bố gỡ toàn bộ game của hãng khỏi các kho ứng dụng Android lẫn iOS tại Việt Nam "do một số quy định về pháp lý". "Các trò chơi vẫn được phát hành bình thường ở các nước khác. Chúng tôi sẽ tìm giải pháp để đưa trò chơi trở lại trong tương lai, rất mong đây sẽ không phải là lời từ biệt đến Việt Nam", Supercell khẳng định.

PV - Tạp chí Thông tin và Truyền thông