Chủ nhật, 28/04/2024 0243.9448034 - 0243.9448035 VN | EN

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

CỤC PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH VÀ THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

Chủ nhật, 28/04/2024 Thông tin điện tử

Thứ tư, 22/11/2017

Tạo hệ sinh thái số trong nước để chống tin xấu, độc: “4 nhà” phải cùng phối hợp với nhau

Tạo hệ sinh thái số trong nước để chống tin xấu, độc: “4 nhà” phải cùng phối hợp với nhau

Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn để làm được hệ sinh thái số phải thực hiện mô hình 4 nhà: Nhà mạng viễn thông hỗ trợ, nhà mạng xã hội trong nước vươn lên, nhà quảng cáo tập trung quảng cáo, nhà phát triển nội dung trong nước. Như vậy mới hy vọng hình thành hệ sinh thái số trong nước, nhằm kiểm soát và hạn chế tin xấu độc trên mạng internet, và giảm sự phụ thuộc của người dùng vào Facebook, Google.

Tuy  nhiên, Bộ trưởng cũng cho biết điều đó vẫn rất khó, vì thói quen người dùng đã quen với 2 mạng xã hội Facebook và Google. Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Trương Minh Tuấn trước đại biểu Quốc hội ngày 17/11/2017, liên quan đến các vấn đề mạng xã hội, các đại biểu đã đề cập đến việc tình trạng nói xấu, bôi nhọ lãnh đạo trên mạng xã hội, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đã cho biết mạng xã hội mang lại nhiều tiện ích, đưa con người xích lại gần nhau. Kho kiến thức đồ sộ khổng lồ của mạng xã hội giúp tìm kiếm, tìm hiểu kiến thức ở mọi lúc mọi nơi.

Mạng xã hội là một xu hướng không ai đi ngược lại được, tuy nhiên bên cạnh những tiện ích rất lớn thì những tác hại do mạng xã hội đem lại không nhỏ đó là những thông tin bôi nhọ, xâm hại đời tư, khiêu dâm, chia rẽ dân tộc tôn giáo ngày càng nhiều hơn. Tuy nhiên, mạng xã hội là phương tiện công cụ cho người dùng, còn trách nhiệm sử dụng mạng xã hội như thế nào là do người sử dụng.  

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết, Bộ đã đưa ra nhiều giải pháp quản lý mạng xã hội, phối hợp với Ban Tuyên giáo TƯ tăng cường tuyên truyền, làm việc với các nhà mạng nước ngoài (Facebook, Google…) yêu cầu họ tuân thủ pháp luật Việt Nam.

Trong thời gian qua đã gỡ bỏ khoảng 5.000 clip trên YouTube có nội dung xâm hại đến quyền lợi của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Thứ hai tăng cường sử dụng mạng xã hội trong nước. Tiếp tục đẩy mạnh thông tin tốt trên báo chí để đẩy lùi thông tin tiêu cực trên mạng xã hội.

Facebook và Google hiện đang là mạng xã hội lớn nhất thế giới, quản lý và cạnh tranh với họ không chỉ là vấn đề của Việt Nam mà là của toàn cầu. Trung Quốc, Hàn Quốc đã xây dựng được mạng riêng, còn tất cả các nước khác đều lệ thuộc vào 2 mạng xã hội này. Việt Nam đã có những trang được kỳ vọng thay thế như Bamboo, Zalo nhưng đã không thể tồn tại. Hiện nay chỉ có Zingme của VNG nhưng đang tụt hậu dần nên họ đã chuyển sang Zalo, nhưng vẫn thua 2 mạng kia.

Từ thực tế đó, nếu có thể thí điểm để triển khai với điều kiện ưu tiên về thuế, chính sách tài chính… ta mới có thể hình thành hệ sinh thái số lớn mạnh của Việt Nam, từ đó mới có cơ sở tin tưởng rằng Việt Nam có thể xây dựng những sản phẩm có thể thay thế trong 5-7 năm tới.

Về vấn đề này, trao đổi với báo chí, Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Sinh, đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, cho rằng vai trò của Bộ Thông tin và Truyền thông rất quan trọng trong việc ngăn chặn thông tin xấu, độc trên mạng.

“Thông tin trên hệ thống mạng hiện nay rất rộng và khó kiểm soát, bởi internet là mạng toàn cầu. Việc ngăn chặn, kiểm soát tin xấu, tin độc trên mạng xã hội như thế nào sẽ là thách thức lớn đối với Bộ Thông tin và Truyền thông”, ĐB Đỗ Văn Sinh nói.

Trong thời gian qua, Bộ TT&TT đã triển khai quyết liệt ngăn chặn thông tin xấu độc, tham mưu ban hành các văn bản pháp luật như Luật An ninh mạng, trình sửa đổi Nghị định 174 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, CNTT và tần số vô tuyến điện. Thông tư 09 quy định về hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội. Thông tư 38 về cung cấp thông tin công cộng qua biên giới, lúc chuẩn bị ban hành thông tư này có nhiều ý kiến từ nước ngoài, nhưng chúng ta có cơ sở để xử lý và họ đã hợp tác với ta, xử lý các phát ngôn thiếu chuẩn mực trên mạng xã hội và tới đây tiếp tục xử lý.