Chủ nhật, 28/04/2024 0243.9448034 - 0243.9448035 VN | EN

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

CỤC PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH VÀ THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

Chủ nhật, 28/04/2024 Thông tin điện tử

Thứ tư, 01/11/2017

Vì sao The New York Times và The Wall Street Journal cấm phóng viên bày tỏ kiến cá nhân trên Facebook?

Vì sao The New York Times và The Wall Street Journal cấm phóng viên bày tỏ kiến cá nhân trên Facebook?

Các nhà báo có nên được phép bày tỏ ý kiến trên các phương tiện truyền thông xã hội, trên mạng xã hội, trên Facebook? Đây là một cuộc tranh luận nóng bỏng không dứt. Một số người nói “không” – trong đó có cả các biên tập viên của The New York Times và The Wall Street Journal, hai tờ báo lớn gần đây đã ban hành các hướng dẫn về việc viết bài trên phương tiện truyền thông xã hội. Những người khác lại lập luận rằng sự khách quan là một huyền thoại, và các tổ chức tin tức nên tránh xa kiểu trung lập cổ xưa.

Mathew Ingram là một nhà báo kỹ thuật số kỳ cựu, người vừa mới đầu quân cho tổ chức báo chí lớn Columbia Journalism Review. Trong một bài bình luận vừa xuất bản, Ingram đã viết rằng các chính sách mà The New York Times và The Wall Street Journal mới đưa ra, cũng giống như các quy tắc tương tự tại các tổ chức tin tức khác, chắc chắn sẽ thất bại. Hơn nữa, ông cho biết thêm, lệnh cấm phát biểu trên các phương tiện truyền thông xã hội không tận dụng được những điều thú vị của mạng xã hội thú vị. Ingram đã viết rằng:

“Nếu ai đó nói với bạn rằng họ không có ý kiến, kể cả với những vấn đề nghiêm trọng, rằng họ hoàn toàn khách quan và họ cũng không bao giờ phạm sai lầm, có thể bạn sẽ nghĩ họ là một kẻ nói dối hoặc là một người sociopath” (Một người được coi là Sociopath khi họ mắc chứng Rối loạn nhân cách chống đối xã hội). Và đó chính là những chính sách xã hội-truyền thông mà The New York Times và The Wall Street Journal yêu cầu mọi người.

Ingram là một trong những nhà quan sát truyền thông sắc bén nhất của giới báo chí và ông đã đưa ra một số điểm mạnh để ủng hộ sự minh bạch, chứ không cố giả vờ như không tồn tại. Ingram cho biết ông đang viết về cách các tổ chức tin tức nên sử dụng phương tiện truyền thông xã hội, nhưng trên thực tế ông đang đưa ra một cuộc tranh luận lớn hơn nhiều.

Chính sách của The New York Times quy định: "Trong các bài đăng trên mạng xã hội, các nhà báo của chúng ta không được trình bày ý kiến đảng phái, thúc đẩy quan điểm chính trị, ủng hộ ứng cử viên, đưa ra các lời bình luận hoặc làm bất cứ điều gì làm giảm uy tín của phóng viên Times". Với quy định này, thực sự rất khó có ai không đồng ý. Ngay cả các nhà báo có ý kiến cũng nên kiềm chế, không ủng hộ các ứng cử viên và đưa ra những bình luận xúc phạm.

Gần như tất cả các tổ chức tin tức lớn đều áp dụng một nguyên tắc lập trường trung lập nghiêm ngặt. Điều đó không có nghĩa là các nhà báo của họ thiếu ý kiến. Điều đó có nghĩa là họ là những người lao động kiếm tiền để làm một công việc như tất cả mọi người khác; thể hiện ý kiến của họ sẽ cản trở công việc kiếm tiền đó. Vì vậy, trong bối cảnh đó, phương tiện truyền thông hay mạng xã hội chỉ là một nền tảng cho công việc của họ.