Thứ bảy, 27/04/2024 0243.9448034 - 0243.9448035 VN | EN

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

CỤC PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH VÀ THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

Thứ bảy, 27/04/2024 Tin tức - sự kiện

Thứ năm, 06/12/2018

4 việc cần làm của người làm báo Việt Nam khi tham gia mạng xã hội

Theo Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi, “trong 10 điều Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam có Điều 5 quy định về chuẩn mực và trách nhiệm khi tham gia mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác. Qua gần 2 năm thực hiện thì thấy cần cụ thể hóa, chi tiết hóa hơn nữa Điều 5 để thực hiện tốt hơn việc nhà báo tham gia mạng xã hội”.

Dự thảo Quy tắc sử dụng mạng xã hội của nhà báo – hội viên Hội Nhà báo Việt Nam quy định cụ thể những điều nhà báo được làm và không được làm là một trong những nội dung đáng chú ý nhất tại Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam khóa X.

Theo dự thảo Quy tắc nêu trên, người làm báo Việt Nam khi tham gia mạng xã hội cần làm 4 việc sau: Dùng/sử dụng tài khoản mạng xã hội của cá nhân mình để tương tác, chia sẻ, đăng tải, cung cấp, định hướng thông tin có ích cho xã hội và đất nước;

Đăng tải bình luận, ý kiến nhận xét đúng mực, có văn hóa, có trách nhiệm về những vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm;

Thông báo cho cơ quan có thẩm quyền những thông tin sai sự thật bị phát tán trên mạng xã hội có ảnh hưởng xấu, gây tổn hại đến lợi ích của cộng đồng, đất nước, uy tín của tổ chức, cá nhân;

Phát hiện, khai thác có kiểm chứng, có chọn lọc thông tin về những vấn đề mới của xã hội để phục vụ tác nghiệp báo chí.

Thực tế, nhà báo khi tham gia mạng xã hội rất dễ xảy ra tình trạng xung đột lợi ích nếu nội quy cơ quan báo chí không đủ kiểm soát được.

Cần lưu ý tư cách nhà báo khi tham gia mạng xã hội và cung cấp những thông tin vượt qua khỏi phạm vi thông tin cá nhân mang tính chất thông tin báo chí. Hiện nay mạng xã hội ở Việt Nam đang phát triển mạnh, các cơ quan báo chí cần lưu ý trong việc sử dụng fanpage, các nhà báo sử dụng mạng xã hội cần đưa những thông tin có ích cho cộng đồng, có lợi cho quốc gia, góp phần xây dựng một xã hội thông tin lành mạnh và tử tế.

Nhà báo hầu hết đều là những người hiểu luật, hiểu đạo đức nghề nghiệp và họ biết cần làm gì, viết gì và tác động đến công chúng ra sao trước khi đặt bút.

Hiện nay, mạng xã hội (MXH) đã thực sự trở thành một yếu tố rất quan trọng trong việc thu hút sự tương tác, số người sử dụng, cũng như trở thành một nguồn tin quan trọng cho báo chí. Nhiều cơ quan báo chí (đặc biệt báo điện tử) đã sử dụng MXH và trang fanpage để tăng cường tương tác giữa tòa soạn và bạn đọc, là kênh quảng bá hữu hiệu cho báo chí. Đồng thời, các phóng viên, nhà báo sử dụng MXH để chia sẻ thông tin lẫn nhau và nguồn cung cấp tin, bài cho độc giả cũng là nguồn cung cấp chủ đề mới thu hút bạn đọc.

Tuy nhiên, MXH cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống báo chí, đặc biệt những tờ báo gánh vác nhiệm vụ chính trị và định hướng người đọc. Trên thực tế thời gian qua, trên MXH đã tồn tại vô vàn những thông tin không được kiểm soát, được nhiều người chia sẻ, hưởng ứng trong đó có các nhà báo. Những thông tin như vậy đã gây hệ lụy không nhỏ với sự ổn định trong xã hội.

Việc ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể hóa Điều 5 Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam là đúng đắn, cấp thiết và vấn đề "nóng" trong hoạt báo chí hiện nay. Ông Lê Quang Tự Do - Cục phó Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử (Bộ Thông tin Truyền thông) từng đánh giá hiện cơ quan chức năng chưa tận dụng, sử dụng MXH để đưa thông tin, tuyên truyền về những vấn đề tích cực xã hội. Trong khi đó, MXH là mảnh đất tự do màu mỡ của một số đối tượng xấu lợi dụng để xuyên tạc. Ông Lê Quang Tự Do cho rằng, việc các nhà báo sử dụng MXH để phản bác những thông tin xuyên tạc, phản động cần thiết nhưng phải linh hoạt, khéo léo...

Các nhà báo cần thu thập thông tin trên MXH bởi đây là nơi tương tác và quảng bá các bài báo của mình tới công chúng. MXH cũng là nơi mở rộng dự luận và góp ý vào thực hiện chính sách, pháp luật Nhà nước... Nhà báo tham gia MXH phải ý thức rõ, dùng MXH để tạo hiệu ứng, lan truyền những vấn đề tích cực